I. Thuốc đặc trị virus viêm gan B

       Hiện nay, khi bệnh nhân viêm gan B mạn tính có chỉ định điều trị đặc hiệu thì bác sĩ sẽ lựa chọn thuốc kháng virus trong các nhóm sau:

       1. Nhóm điều biến miễn dịch

     

     a) Interferon α 2a/b (IFN α 2a/b) à PEG-Interferon α 2a/b (IFN α 2a/b)

    • Cơ chế tác dụng:

     + Trực tiếp thông qua vai trò ức chế quá trình giải mã mRNA, từ đó phá hủy các phân tử mRNA dẫn đến không tổng hợp được protein của HBV. IFN α 2a/b còn ức chế quá trình gắn kết, xâm nhập, phóng thích lõi của HBV vào tế bào gan.

      + Gián tiếp thông qua cơ chế điều hòa miễn dịch. IFN α 2a/b làm gia tăng trình diện kháng nguyên HBc bên cạnh thụ thể HLA-I lên bề mặt Tb gan nhiễm, tăng bộc lộ phần Fc của phân tử kháng thể, tăng số lượng tế bào TCL-CD4/CD8

      b) Thymosin α (TFX, Thymalfasin, zadaxin)

     Làm tăng quá trình biệt hóa của tế bào nguồn dòng Lympho, thúc đẩy nhanh quá trình trưởng thành của TB Lympho, kích thích TB lympho hỗ trợ sản xuất IL2, IFNɣ, gia tăng trình diện lớp MHC1 lên bề mặt TB gan nhiễm virus tạo điều kiện cho tế bào CTL, NK nhận diện và tiêu diệt TB nhiễm.

       2. Nhóm thuốc kháng virus analogue nucleot(s)ide

  •      - Là thuốc có cấu trúc tương đồng nucleotid, ức chế quá trình sao chép virus thông qua cơ chế cạnh trạnh với nucleotid nội sinh qua vai trò của enzyme polymerase phụ thuộc AND và ARN của virus HBV.
  •      - Do tình trạng kháng thuốc nên một số thuốc như Lamivudin (LAM), Adefovir dipivoxil (ADV), … ít sử dụng.

       II. Điều trị thuốc kháng virus đến bao giờ thì dừng

       Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, một số trường hợp sau đây có thể dừng điều trị thuốc kháng viurs.

1. Thời gian điều trị với thuốc NAs kéo dài, có thể suốt đời

- Người bệnh xơ gan phải điều trị suốt đời.

- Người bệnh chưa xơ gan: điều trị lâu dài, có thể xem xét ngưng điều trị trong các trường hợp sau đây:

+ VGVR B mạn với HBeAg dương tính: có thể ngưng điều trị sau khi đã điều trị thêm 12 tháng kể từ khi có chuyển đổi huyết thanh HBeAg (HBeAg âm tính, anti-HBe dương tính và tải lượng HBV-DNA dưới ngưỡng) hoặc mất HBsAg

+ VGVR B mạn với HBeAg âm tính: có thể ngưng điều trị khi tải lượng HBV-DNA dưới ngưỡng và mất HBsAg

+ Nếu không thể đo tải lượng HBV-DNA, có thể cân nhắc ngưng thuốc kháng virus khi mất HBsAg kéo dài ít nhất 12 tháng trước khi ngưng điều trị (bất kể tình trạng HBeAg)

+ HBcrAg âm tính.

- Chỉ ngưng điều trị khi người bệnh có điều kiện theo dõi định kỳ trong thời gian dài để đánh giá khả năng tái hoạt HBV sau khi ngưng thuốc. Giải thích và tư vấn cho người bệnh nguy cơ bùng phát VGVR B, bệnh gan mất bù và ung thư gan sau khi ngưng điều trị.


     2. Đối với Peg-IFN, thời gian điều trị là 48 tuần