1. Bộ phận dùng làm thuốc, thu hái và sơ chế

     Bộ phận dùng làm thuốc: Thân, cành và lá cây đều được sử dụng làm thuốc chữa bệnh.

     Thu hái: Đối với phần lá cây, sau khi cây trưởng thành thì có thể thu hái bất kỳ thời điểm nào trong năm. Đối với phần thân và cành, sẽ đợi đến khi cây già mới thu hoạch, vì lúc đó dược tính của cây sẽ cao hơn.

     Sơ chế: Sau khi thu hoạch về rửa thật sạch rồi để ráo nước. Cắt ra thành từng đoạn ngắn, phơi hoặc sấy khô.

     Bảo quản: Sơ chế xong cho vào túi nilon để nơi thoáng mát, khô ráo để sử dụng dần.

     2. Cây xạ đen có tác dụng gì?

    Y học cổ truyền và y học hiện đại đều công nhận xạ đen là một dược liệu có nhiều tác dụng quý.

     a) Tác dụng của cây xạ đen theo y học cổ truyền

     Tính vị: Dược liệu có vị đắng, hơi chát và có tính hàn.

     Công dụng của cây xạ đen: giải độc, trị viêm gan, các bệnh về ung bướu, tiêu viêm, mụn nhọt, vàng da…

     b) Tác dụng theo y học hiện đại

     Theo các nghiên cứu mới nhất trên thế giới cho thấy dược liệu chứa nhiều thành phần hoạt chất quan trọng, có vai trò trong việc sử dụng làm thuốc chữa bệnh:

     - Flavonoid: Là một sắc tố quan trọng tạo nên màu sắc của thực vật. Có vai trò trong việc hấp thu Vitamin C vào cơ thể chúng ta, vitamin giúp tăng trưởng và tái tạo các mô. Hoạt chất cũng giúp tăng cường hệ miễn dịch, làm chậm quá trình oxy hóa do các gốc tự do gây ra và hỗ trợ ngăn ngừa sự mất cân bằng oxi hóa trong cơ thể.

     - Polyphenol: gồm các nhóm chính như: phenolic acid, stilbenes, lignans và các hợp chất khác. Những thành phần này giúp tái tạo tế bào và bảo vệ cơ thể, chống lại thương tổn tế bào và ảnh hưởng sự phát triển các vi khuẩn ở đường ruột, hỗ trợ điều trị tiểu đường, viêm, béo phì, tim mạch…

     - Quinon: Có khả năng hóa lỏng các tế bào ung thư để bài tiết ra ngoài, ngăn ngừa lão hóa trong cơ thế và giúp cơ thể khỏe mạnh. Khi có sự kết hợp giữa Quinolon và Flavonoid thì các tế bào ung thư được loại bỏ ra khỏi người bệnh nhanh hơn và hiệu quả hơn nhiều lần.

     - Tanin: Hợp chất này có tác dụng khử gốc tự do, ngăn ngừa các bệnh và giảm quá trình lão hóa.

     - Acid amin: Giúp hỗ trợ nhiều quá trình sinh hóa diễn ra trong cơ thể chúng ta, giúp giảm cân và phòng ngừa các hiện tượng mất cơ, cải thiện giấc ngủ cho người sử dụng…

     - Ngoài ra thì còn có rất nhiều thành phần khác được tìm ra trong cây xạ đen như: Triterpenoid, đường khử, cyanoglucoside… Những chất này đều có công dụng quan trọng trong hỗ trợ và chăm sóc sức khỏe.

* Với những thành phần hóa học trên, cây xạ đen có công dụng gì?

     - Điều trị xơ gan, viêm gan: Hạn chế lây lan và phát triển các bệnh về gan như xơ gan, viêm gan, men gan cao, giảm lượng cholesterol xấu cũng như tăng sức đề kháng cho cơ thể và chống lại tác nhân gây bệnh.

     - Cây xạ đen chữa ung thư: Nhờ hoạt chất flavonoid, lá xạ đen chữa ung thư phổi, ung thư máu, ung thư dạ dày… Bên cạnh đó hoạt chất này còn giúp giảm bớt các tổn thương do bức xạ và ngăn ngừa tai biến mạch máu não và xơ vữa động mạch.

     - Hỗ trợ điều trị gan nhiễm mỡ: Khả năng ức chế quá trình lipid tăng cao trong cơ thể nên cây có hiệu quả để điều trị bệnh này. Tuy nhiên, gan nhiễm mỡ có rất nhiều nguyên nhân gây nên như béo phì, tiểu đường, bia rượu… nên tác dụng của lá xạ đen chỉ hỗ trợ thuyên giảm bệnh được phần nào. Người bệnh nên hiểu rõ được nguyên nhân gây bệnh và có phương án để kiêng kỵ cụ thể.

     - Giúp ổn định huyết áp: Ổn định huyết áp, điều hòa khí huyết tốt cho người dùng. Khi kết hợp vị thuốc này cùng vài lát gừng uống mỗi ngày giúp huyết áp ổn định bình thường ở những người có huyết áp thấp.

     - Giải tỏa căng thẳng thần kinh: Tăng cường tuần hoàn máu não, giảm suy nhược thần kinh và điều trị chứng hoa mắt chóng mặt. Các hoạt chất chiết xuất từ cây có tác động tích cực đến hệ thần kinh, điều trị thiếu máu hiệu quả và giúp giải tỏa căng thẳng.

     - Điều trị mất ngủ: Lá xạ đen có tác dụng gì với giấc ngủ? Theo chứng minh, lá giúp thanh lọc cơ thể, loại bỏ độc tố, giảm đau an thần, giúp cho người dùng có giấc ngủ ngon hơn.

     - Chữa mụn nhọt, ngứa và loét da: Nhờ tính mát của dược liệu giúp nó có tác dụng hỗ trợ điều trị ngứa ngáy mụn nhọt rất hiệu quả.

     - Điều trị bệnh về cột sống, xương khớp: Công dụng của lá xạ đen được nhận định điều trị tích cực các bệnh về xương khớp và tổn thương cột sống như: điều trị viêm khớp dạng thấp, đau thần kinh tọa, thoát vị đĩa đệm…

     - Điều trị viêm gan A, B, C: Khả năng kháng virus, phòng chống sự phát triển vi sinh vật đa bào đơn bào nên cây không chỉ giúp điều trị viêm gan A, B, C hiệu quả mà còn giúp ngăn chặn một số loại virus, vi khuẩn khác.

     3. Đối tượng sử dụng cây xạ đen

     Dược liệu chỉ mang lại hiệu quả tốt khi sử dụng đúng đối tượng sau:

      - Bệnh nhân mắc ung thư.

      - Bệnh nhân bị bướu và các khối u lành tính.

      - Bệnh nhân bị nhiễm HBV, HCV, HIV

    - Bệnh nhân huyết áp cao, huyết áp thấp hay tình trạng huyết áp không ổn định.

    - Bệnh lý gan nhiễm độc, gan xơ hoá, gan nhiễm mỡ.

     - Bệnh nhân mắc các bệnh viêm nhiễm, lở loét, mụn nhọt.

     4. Lưu ý về cách sử dụng cây xạ đen

     Dù là dược liệu được cho lành tính, nhưng xạ đen cũng sẽ có tác dụng không mong muốn trong một số trường hợp như:

     - Chóng mặt, hoa mắt: Đây là triệu chứng hạ huyết áp do sử dụng quá liều quy định. Các chuyên gia cho rằng, chỉ nên sử dụng tối đa 70g xạ đen mỗi ngày. Người bị huyết áp thấp nên sử dụng với liều lượng thấp hơn.

     - Đầy bụng, đi ngoài: Đây là hậu quả của việc để thuốc qua đêm. Bởi vì để qua đêm thuốc rất dễ bị thiu, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa gây đầy bụng khó tiêu.

     - Ngủ gà ngủ gật: Do đặc tính giúp an thần ngủ ngon, nên người dùng không nên pha quá đặc xạ đen vào buổi sáng, gây ảnh hưởng tới công việc của bạn.

      Bên cạnh đó, để hạn chế tác dụng phụ và mang lại hiệu quả tốt nhất, người dùng cần lưu ý những điều sau:

     + Không dùng cho phụ nữ mang thai, phụ nữ cho con bú và trẻ em dưới 5 tuổi. Tác dụng của cây xạ đen với bà bầu cần cân nhắc với nguy cơ ảnh hưởng đến thai nhi. Trong trường hợp mắc khối u hoặc bệnh gì khác muốn sử dụng xạ đen thì nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

     + Rau muống, đậu xanh, măng chua, cà pháo, đồ uống có cồn… sẽ làm giảm tác dụng của dược liệu xạ đen. Vì vậy sử dụng cây xạ đen và tác dụng nếu mong muốn có hiệu quả thì nên kiêng ăn uống các thực phẩm trên.

     + Người mắc các bệnh về thận cũng không nên sử dụng vị thuốc này. Dược liệu này tốt cho gan nhưng lại không tốt cho thận. Nếu bạn bị bệnh liên quan đến thận thì không nên dùng bởi xạ đen này có thể làm chức năng thận suy giảm.

     + Khi sử dụng cây xạ đen chữa ung thư phổi hay các loại ung thư khác, có thể sử dụng song song dược liệu với các loại thuốc tây, nhưng sử dụng cách nhau ít nhất 30 phút để đạt hiệu quả tối ưu, tránh sử dụng cùng lúc.

     + Nên kiên trì sử dụng, ban đầu dùng với liều ít một, sau đó cơ thể thích nghi thì tăng dần lên tránh các tác dụng phụ không mong muốn như đau bụng, đi cầu phân lỏng…

     + Nhiều người thắc mắc cây xạ đen có gây vô sinh không? Thực tế chưa có bất cứ nghiên cứu khoa học nào khẳng định vấn đề này. Nó không ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng, khả năng tình dục của cả nam và nữ. Thậm chí còn hỗ trợ điều trị một số bệnh phụ khoa nữ rất tốt.

      Với những thông tin đưa ra trên đây, hy vọng quý độc giả đã hiểu rõ cây xạ đen chữa bệnh gì, từ đó bạn biết cách áp dụng vào thực tế chữa bệnh.