Tỷ lệ nhiễm virus viêm gan B ở Việt Nam là rất cao (khoảng 15% – 25% dân số) và việc điều trị căn bệnh viêm gan B thường rất khó khăn và tốn kém. Tổ chức AASLD – EASLD của Hoa Kỳ có đưa ra một số khuyến cáo sau:

1) Khi nào thì làm xét nghiệm HBsAg?

Nên tiến hành xét nghiệm cho tất cả người dân, vì tỷ lệ nhiễm virut viêm gan B ở Việt Nam là rất cao (15-25% dân số). Nếu HBsAg âm tính (-) thì nên tiêm phòng vaccin phòng nhiễm virut viêm gan B.

2) Những xét nghiệm cần thiết nào để theo dõi và điều trị viêm gan B?

Các xét nghiệm cơ bản để theo dõi và điều trị viêm gan B bao gồm:

–     Miễn dịch học: HBsAg, HBeAg, antiHBe, antiHBc IgM, antiHBc IgG, HBV DNA, AFP

–     Siêu âm ổ bụng (gan, mật, …)

–     Xét nghiệm công thức máu (HC, BC, TC…)

3) Khi nào thì làm các xét nghiệm HBeAg, anti HBe?

Khi mới phát hiện HBsAg dương tính (+) hoặc với bệnh nhân có điều trị thuốc kháng virut viêm gan B, thì nên xét nghiệm HBeAg và anti-Hbe định kỳ 3 – 6 tháng/lần.

4) Khi nào thì làm xét nghiệm HBV DNA?

Khi Enzyme gan tăng: AST > 40 IU và ALT >40 IU

5) Hiện nay có những thuốc nào được Cơ quan Quản lý Dược phẩm và Thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) cho phép điều trị?

Các loại thuốc sau được FDA cho phép điều trị:

–     Baraclude (Entecavir)

–     Epivir-HBV (Lamivudine; 3TC)

–     Hepsera (Adefovir dipivoxil)

–     Intron A (Interferon alfa-2b), Pegasys (Peginterferon alfa-2a)

–     Viread (Tenofovir)

–     Tyzeka (Telbivudine)

6) Thuốc kháng virut khi nào cần điều trị?

Có 03 tình huống sau nên điều trị thuốc kháng virut viêm gan B, bao gồm:

–     Khi ALT > 40 IU và HBV DNA > 105 copies/ml nếu HBeAg (+);

–     Khi ALT > 40 IU và HBV DNA > 104 copies/ml nếu HBeAg (-);

–     Khi bệnh nhân sẽ sử dụng hóa chất hoặc thuốc ức chế miễn dịch điều trị ung thư có HBsAg (+), ALT<40 IU, HBV DNA > 102 copies/ml.

7) Khi nào thì xét làm nghiệm tìm đột biến gene HBV kháng thuốc?

Khi đang điều trị thuốc kháng virut mà HBV DNA tăng lên so với lần kiểm tra trước.

8) Định kỳ theo dõi các xét nghiệm AST, ALT, HBV DNA, HBeAg, antiHBe, AFP, Siêu âm như thế nào?

Có 3 tình huống sau:

–     Nếu AST, ALT < 40 IU thì kiểm tra AST, ALT mỗi tháng/lần trong 3 tháng đầu; sau đó kiểm tra AST, ALT, AFP, Siêu âm 3 – 6 tháng/lần. Không cần kiểm tra HBV DNA, HBeAg, antiHBe.

–      Nếu AST, ALT > 40 IU và HBV DNA<10copies/ml thì kiểm tra AST, ALT mỗi tháng/lần; HBV DNA, AFP, Siêu âm 3-6 tháng/lần.

–     Nếu đang điều trị thuốc kháng virut thì nên kiểm tra AST, ALT, HBV DNA, HBeAg, Anti HBe, AFP, và Siêu âm 3-6 tháng/lần.

9) Mục tiêu của việc điều trị thuốc kháng virut là gì ?

Kết quả điều trị thuốc kháng virus phải đạt được: AST/ALT < 40 IU,chuyển đảo huyết thanh HBeAg (+)/anti HBe (-) → HBeAg (-)/anti HBe(+)}, HBV DNA < 103 copies/ml, cải thiện mô bệnh học, HBsAg (-).

10) Sau điều trị viêm gan B tỷ lệ khỏi bệnh là bao nhiêu %?

Tỷ lệ khỏi bệnh phụ thuộc nhiều yếu tố như: Loại thuốc, kiểu gen của virut viêm gan B. Tỷ lệ HBsAg (-) dao động từ 1-15% tùy theo kiểu geneHBV.

11) Tỷ lệ Virut kháng thuốc có cao không?

Sau 5 năm Lamivudine đã bị kháng 70%, Entecavir chỉ bị kháng 1,2%; sau 4 năm Adefovir đã bị kháng 29%; sau 2 năm Telbivudine đã bị kháng 17%; chỉ có Tenofovir là chưa bị kháng sau 3 năm điều trị. Như vậy, chỉ có Entecavir và Tenofovir là đang cho thấy có hiệu quả nhất.

PGS.TS. Vũ Văn Khiên và TS. Lê Hữu Song - Bệnh Viện 108