Nồng độ đường huyết cao thường là biểu hiện của đái tháo đường, nhưng nhiều bệnh khác cũng có thể gây ra đường huyết tăng cao. Những thông tin dưới đây tóm tắt ý nghĩa của kết quả xét nghiệm. Những thông tin này dựa trên khuyến cáo thực hành lâm sàng của Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ.


         

          1. Xét nghiệm đường huyết lúc đói

Nồng độ đường huyết:

- Từ 70 đến 99 mg/dL (3.9 to 5.5 mmol/L)---> chỉ định: bình thường.

- Từ 100 đến 125 mg/dL (5.6 to 6.9 mmol/L)---> chỉ định: suy giảm đường huyết lúc đói_tiền đái tháo đường.

- Từ 126mg/dL trở lên ở 2 lần thử khác nhau---> chỉ định: đái tháo đường.

2. Xét nghiệm dung nạp glucose (không áp dụng với thai phụ. Mẫu xét nghiệm được lấy 2 giờ sau khi uống 75 gram glucose)

Nồng độ đường huyết:

- Dưới 140 mg/dL (7.8 mmol/L)---> chỉ định: bình thường.

- Từ 140 đến 200 mg/dL (7.8 - 11.1 mmol/L)---> chỉ định: rối loạn dung nạp glucose.

- Trên 200 mg/dL (11.1 mmol/L) (nhiều hơn 1 lần xét nghiệm)---> chỉ định: đái tháo đường.

3. Xét nghiệm tầm soát đái tháo đường thai kỳ (Mẫu lấy 1 giờ sau khi uống 50 gram glucose)

Nồng độ đường huyết:

- Dưới 140* mg/dL (7.8 mmol/L)---> chỉ định: bình thường

- Từ 140* mg/dL (7.8 mmol/L) trở lên --->chỉ định: bất thường, cần làm tiếp OGTT (xem bên dưới)

(* 1 số nơi sử dụng ngưỡng giới hạn là 130 mg/dL(7,2 mmol/L) vì ở mức này sẽ có khoảng 90% phụ nữ bị đái tháo đường thai kỳ, so với 80% nếu sử dụng ngưỡng 140mg/dL(7.8mmol/L))
            4. Xét nghiệm chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ: OGTT (Mẫu được lấy 1 giờ sau khi uống 100gram glucose)

- Lúc đói (trước khi nạp glucose) 95 mg/dL (5.3 mmol/L)

- 1 hour sau khi uống 180 mg/dL (10.0 mmol/L)

- 2 hours sau khi uống 155 mg/dL (8.6 mmol/L)

- 3 hours sau khi uống * 140 mg/dL (7.8 mmol/L

---> Chỉ định: Nếu có từ 2 giá trị trở lên lớn hơn hoặc bằng mức quy định thì có thể chẩn đoán là đái tháo đường thai kỳ.
(* Khi sử dụng phương pháp uống 75 gram glucose, mặc dù phương pháp này không tốt bằng phương pháp 100 gram OGTT, không thử đường huyết ở thời điểm 3 giờ sau uống glucose.)

          5. Một số bệnh và tình trạng khác có thể có kết quả là tăng đường huyết

- Bệnh to cực

- Stress cấp tính (đáp ứng với chấn thương, cơn suy tim cấp và đột quỵ)

- Do các loại thuốc, bao gồm: corticoids, thuốc chống trầm cảm 3 vòng, thuốc lợi tiểu, epinephrine, estrogen (trong những viên thuốc tránh thai và thuốc thay thế hormon), lithium(loại thuốc dùng uống ngừa loạn tâm thần trầm cảm), phenitoin (loại thuốc chống co giật), salicylates.

- Ăn quá nhiều (lượng thức ăn đưa vào cơ thể quá nhiều)

- Tăng năng tuyến giáp (cường giáp)

- Ung thư tụy

- Viêm tụy

Kết quả cho lượng glucose trong nước tiểu thấp hoặc không thể nhận thấy được xem là bình thường. Bất cứ điều gì làm tăng đường huyết cũng có khả năng làm tăng đường niệu. Tăng đường niệu có thể gặp khi sử dụng thuốc như estrogens và chloral hydrate , cũng có thể gặp ở 1 số thể bệnh của thận.
Tăng glucose máu ở mức độ vừa phải có thể gặp ở những trường hợp bị tiền đái tháo đường. Trong trường hợp này, thường là chưa được xác định nguyên nhân rõ ràng, có thể tiến triển thành đái tháo đường type 2.

6. Nồng độ glucose trong máu giảm có thể gặp

- Thiểu năng tuyến thượng thận

- Uống rượu

- Những loại thuốc như acetaminophen và steroid đồng hóa

- Bệnh gan lan tỏa

- Suy tuyến yên

- Suy tuyến giáp

- Quá liều insulin

- U tế bào tiểu đảo tụy (thuộc loại u tụy nội tiết, TB ung thư sản xuất 1 cách dư thừa insulin)

- Đói