Xơ gan, ung thư gan do đâu?
Những phát hiện mới về vai trò của tế bào Kupffer khi bị kích hoạt quá mức trong cơ chế bệnh sinh các bệnh lý gan nói trên được đánh giá là bước đột phá của y học hiện đại, làm thay đổi hoàn toàn quan niệm lâu nay
Viêm gan B, viêm gan C, hóa chất độc hại, bia rượu,.....là các nguyên nhân hàng đầu gây bệnh lý gan. Cơ chế tổn thương như thế nào thì hãy tiếp tục tìm hiểu các phát hiện khoa học mới nhất ở bài viết dưới đây.
Theo báo cáo mới nhất của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), ung thư gan đứng hàng thứ ba trong nhóm ung thư gây tử vong nhiều nhất thế giới, chỉ sau phổi và dạ dày. Trung bình mỗi năm có thêm nửa triệu ca mắc mới, trong đó hơn 80% số bệnh nhân ở các quốc gia châu Á và khu vực châu Phi.
Tế bào Kupffer được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1876 và đặt theo tên một nhà khoa học người Đức - Karl Wilhelm von Kupffer. Tế bào Kupffer thường được biết đến như một loại đại thực bào nằm trong xoang gan - nơi dẫn máu ra, vào gan, là tế bào đầu tiên ở gan tiếp xúc với các vi khuẩn, độc tố, tạo phản ứng miễn dịch. Thời gian gần đây, các nghiên cứu chuyên sâu ở cấp độ sinh học phân tử đã đánh giá tế bào Kupffer toàn diện hơn, đặc biệt ở mặt gây hại khi bị kích hoạt quá mức. Theo đó, do nằm ở vị trí “cửa ngõ” là xoang gan - nơi dẫn máu ra, vào gan, tế bào Kupffer liên tục bị kích hoạt quá mức bởi các yếu tố độc hại có sẵn trong cơ thể (sản phẩm của quá trình trao đổi chất, lão hóa tự nhiên), đặc biệt là các yếu tố độc hại từ rượu bia, thuốc lá, môi trường ô nhiễm, thực phẩm bẩn… Khi đó, tế bào Kupffer sẽ chuyển từ yếu tố có lợi thành yếu tố có hại, tấn công và phá hủy gan.
Tại hội thảo quốc tế về gan của Hiệp hội Nghiên cứu các Bệnh về Gan của Mỹ (AASLD), các nhà khoa học đã chỉ rõ diễn biến khi độc chất vào đến gan sẽ kích hoạt tế bào Kupffer theo 2 cách: Một mặt chúng trực tiếp kích hoạt Kupffer, khiến Kupffer “nổi loạn” và phóng thích ra các chất gây viêm như TNF-α, TGF-β, Interleukin… gây tổn thương, hủy hoại tế bào gan. Mặt khác, các độc chất cũng khiến tế bào gan phải làm việc quá sức để khử độc, và quá trình này làm sản sinh liên tục các sản phẩm trung gian tiếp tục kích hoạt tế bào Kupffer, từ đó càng gây chết tế bào gan nhiều hơn, khiến gan nhanh chóng suy yếu, hư hại.
Một nghiên cứu khác đăng trên tạp chí Chuyên ngành Độc chất của Đại học Oxford (Anh) lại cho rằng, các yếu tố độc như vi khuẩn, virus viêm gan A – B – C - D - E, ký sinh trùng, nấm mốc, hóa chất độc hại… xâm nhập cơ thể, đi vào gan cũng sẽ kích hoạt tế bào Kupffer hoạt động mạnh.
Khi tế bào Kupffer bị kích hoạt quá mức một cách liên tục, theo thời gian sẽ tạo thành vòng xoắn bệnh lý gây hủy hoại gan khó có điểm dừng và cũng khó có thể phục hồi. Hậu quả gần là gây viêm gan, gan nhiễm mỡ, rối loạn chức năng gan, suy gan và hậu quả lâu dài là xơ gan, ung thư gan.
Tế bào Kupffer trong xoang gan
Những phát hiện mới về vai trò của tế bào Kupffer khi bị kích hoạt quá mức trong cơ chế bệnh sinh các bệnh lý gan nói trên được đánh giá là bước đột phá của y học hiện đại, làm thay đổi hoàn toàn quan niệm lâu nay: thay vì “giải độc, thanh lọc gan” khi gan đã nhiễm độc thì cần chủ độc chống độc và tăng cường khả năng khử độc cho gan từ sớm. Và chìa khóa cho vấn đề này theo các chuyên gia là nằm ở việc kiểm soát hoạt động tế bào Kupffer.
Các nhà khoa học nhấn mạnh kiểm soát tế bào Kupffer trước sự tấn công thường xuyên của các yếu tố độc hại nội, ngoại sinh là mục tiêu mới trong phòng, trị các bệnh lý gan.
BS Tuấn Anh (cập nhật)