Bệnh suy thận mạn tính thường không gây ra triệu chứng gì trong những giai đoạn đầu của nó. Chỉ những xét nghiệm mới có thể phát hiện bất kỳ vấn đề gì đang phát triển. Bất cứ ai tăng nguy cơ bị bệnh suy thận mạn tính cần phải được kiểm tra thường xuyên về sự phát triển của căn bệnh này.

Nước tiểu, máu, và các xét nghiệm hình ảnh được sử dụng để phát hiện bệnh thận, cũng như để theo dõi sự tiến bộ của căn bệnh.

Tất cả các xét nghiệm này đều có giới hạn. Chúng thường được sử dụng phối hợp với nhau để cho ra một hình ảnh về tính chất và mức độ của bệnh thận.

Nói chung, tiến trình xét nghiệm này có thể được thực hiện trên cơ sở của bệnh nhân ngoại trú (bệnh nhân không phải nằm trong bệnh viện).

1. Các xét nghiệm nước tiểu

- Phân tích nước tiểu: Phân tích nước tiểu cung cấp sự hiểu biết sâu sắc về chức năng thận. Bước đầu tiên trong xét nghiệm nước tiểu là làm một xét nghiệm dùng que thử nước tiểu.

Que thử nước tiểu có phản ứng hóa học để kiểm tra nước tiểu về sự hiện diện khác biệt của các thành phần bình thường và bất thường bao gồm cả protein. Sau đó, nước tiểu được khảo sát dưới kính hiển vi để tìm tế bào hồng cầu và bạch cầu, và sự hiện diện của các phôi và các tinh thể (chất rắn).

Chỉ số lượng tối thiểu của albumin (protein) hiện diện trong nước tiểu bình thường. Một kết quả dương tính trên que thử nước tiểu về protein là sự bất thường. Nhạy bén hơn que thử nước tiểu về protein là sự ước tính trong phòng xét nghiệm về chất albumin (protein) và chất creatinin trong nước tiểu. Tỷ lệ albumin (protein) và creatinin trong nước tiểu cung cấp một ước lượng tốt về chất albumin (protein) được bài tiết mỗi ngày.

- Xét nghiệm nước tiểu trong 24 giờ: Xét nghiệm này đòi hỏi bạn phải thu thập tất cả các nước tiểu của bạn trong 24 giờ liên tục. Nước tiểu có thể sẽ được phân tích về protein và chất thải (urê, nitơ, và creatinin).

Sự hiện diện của chất đạm trong nước tiểu cho thấy sự tổn thương thận. Số lượng creatinin và urê được bài tiết trong nước tiểu có thể được dùng để tính toán mức độ chức năng thận và tỷ lệ lọc cầu thận (GFR).

- Tỷ lệ lọc cầu thận: Tỷ lệ lọc cầu thận (GFR) là một giá trị trung bình tiêu chuẩn thể hiện chức năng chung của thận.

Khi bệnh thận phát triển, tỷ lệ lọc cầu thận giảm nhanh. Tỷ lệ lọc cầu thận bình thường là khoảng 100-140 ml/phút ở đàn ông và 85-115 ml/phút ở phụ nữ.

Nó giảm trong hầu hết những người có tuổi. Tỷ lệ lọc cầu thận có thể tính toán từ số lượng các sản phẩm chất thải trong nước tiểu 24 giờ hoặc bằng cách sử dụng các dấu hiệu đặc biệt qua tĩnh mạch. Bệnh nhân được chia thành 5 giai đoạn của bệnh thận mạn tính dựa trên tỷ lệ lọc cầu thận của họ.

- Microalbumin niệu là sự bài tiết albumin liên tục với lượng khoảng 30 đến 300 mg/ngày (20 đến 200 μg / phút); lượng nhỏ hơn nghĩa là bình thường, và số lượng > 300 mg/ngày (> 200 μg/phút) được coi là có protein niệu thực sự. Sử dụng tỷ số albumin/creatinin niệu là một xét nghiệm sàng lọc đáng tin cậy và thuận tiện hơn vì tránh được việc lấy mẫu nước tiểu 24-h và có mối tương quan tốt với các giá trị của mẫu nước tiểu 24 giờ. Tỷ số > 30 mg/g (> 0,03 mg/mg) gợi ý có microalbumin niệu. Xét nghiệm có độ tin cậy cao nhất khi sử dụng mẫu nước tiểu lấy vào giữa buổi sáng, tránh tập luyện mạnh trước khi làm xét nghiệm vì tập luyện có thể gây ra protein niệu dương tính nhất thời, và không có sự đào thải creatinin bất thường (ở bệnh nhân suy kiệt hoặc rất cơ bắp). Microalbumin niệu có thể xuất hiện trong các trường hợp sau đây: Đái tháo đường; Tăng huyết áp; Rối loạn chức năng thận ghép; Tiền sản giật; Nhiễm khuẩn tiết niệu; Bệnh thận mãn tính. Microalbumin niệu là dấu hiệu tổn thương giai đoạn sớm của bệnh thận do đái tháo đường ở cả đái tháo đường type 1 và type 2; sự tiến triển của bệnh thận có thể tiên lượng được ở bệnh nhân đái tháo đường type 1 tốt hơn ở bệnh nhân đái tháo đường type 2. Microalbumin niệu là một yếu tố nguy cơ đối với các bệnh lý về tim mạch và là yếu tố độc lập dự báo nguy cơ tử vong do các vấn đề tim mạch của bệnh đái tháo đường và tăng huyết áp.

- Điện di nước tiểu: Lượng protein bài tiết qua thận khoảng 50 -150mg/24h. Protein nước tiểu xuất hiện khi thận bị tổn thương hay tăng immunoglobulin huyết thanh. Xét nghiệm này giúp phân biệt được viêm cầu thận cấp hay protein niệu do tổn thương ống thận và giúp xác định, phân loại các protein nước tiểu.

2. Các xét nghiệm máu

- Creatinine và urê trong máu: Lượng nitơ urê trong máu (Blood urea nitrogen = BUN) và creatinine trong huyết thanh là những xét nghiệm máu thường sử dụng nhất để quan sát và theo dõi bệnh thận.

Mức độ các chất này tăng trong máu khi chức năng năng thận trở nên xấu đi.

- Ước tính tỷ lệ lọc cầu thận: Nhân viên phòng xét nghiệm hoặc bác sĩ của bạn có thể tính ra một số lượng ước đoán về tỷ lệ lọc cầu thận bằng cách sử dụng thông tin từ hoạt động máu của bạn.

Thật là quan trọng để thấy được một con số ước đoán về tỷ lệ lọc cầu thận của bạn và giai đoạn của bệnh thận mạn tính. Bác sĩ của bạn sẽ dựa vào giai đoạn bệnh thận của bạn để cho lời khuyên cần những xét nghiệm bổ sung nào và gợi ý về sự chăm sóc ra sao.

- Mức điện phân và sự cân bằng: Rối loạn chức năng thận gây ra sự mất cân bằng trong điện giải, đặc biệt là kali, phospho, và canxi. Kali máu cao (hyperkalemia) là một mối quan tâm đặc biệt. Sự cân bằng axít-bazơ trong máu thường cũng bị phá vỡ theo.

Sự giảm sản xuất về các dạng hoạt động của vitamin D có thể gây ra mức canxi máu thấp. Sự mất khả năng bài tiết/đào thải phospho do suy thận thường gây ra mức phospho máu tăng. Nồng độ hormone của tinh hoàn hay buồng trứng cũng có thể là bất thường.

- Đếm tế bào máu: Bởi vì bệnh thận gây gián đoạn sự sản xuất tế bào máu và rút ngắn vòng đời của các hồng cầu, đếm số lượng hồng cầu và hemoglobin có thể thấp (thiếu máu).

Một số bệnh nhân cũng có thể bị thiếu sắt do mất máu trong hệ tiêu hóa của họ. Những thiếu hụt dinh dưỡng khác cũng có thể làm giảm việc sản sinh tế bào hồng cầu.

- Albumin huyết thanh: thông thường, chỉ số albumin huyết thanh là 35 - 50g/L, chiếm 50 - 60% protein toàn phần. Albumin giảm mạnh ở những người mắc bệnh lý cầu thận cấp như viêm cầu thận cấp.

- Protein toàn phần huyết tương: là chỉ số phản ánh chức năng lọc của cầu thận. Chỉ số protein trong máu bình thường ở mức 60 - 80 g/L. Người mắc bệnh thận thường bị giảm protein toàn phần do màng lọc cầu thận bị tổn thương.

      - Cystatin C: Cystatin C là một protein trọng lượng phân tử nhỏ được tạo ra bởi tế bào có nhân, được lọc ở thân. Nồng độ chất này không bị ảnh hưởng bởi giới tính, chủng tộc, tuổi và khối lượng cơ. Xét nghiệm này có giá trị tương đương xét nghiệm creatinin huyết tương và độ thanh thải của creatinin. Tăng Cystatin C thường xuất hiện sớm trước khi giảm mức lọc cầu thận hoặc tăng creatinin.

- β2 – microglobulin (β – M): Xét nghiệm định lương β – M huyết thanh giúp đánh giá chức năng ống thận ở bệnh nhân ghép thận, tăng β – M chứng tỏ có sự thải ghép. Do vậy chỉ số này được coi là dấu ấn có giá trị để đánh gía sự thải ghép, xét nghiệm này không phụ thuộc vào chế độ ăn và khối lượng cơ vì vậy có gía trị hơn xét nghiệm creatinin.

- Myoglobin: Myoglobin là protein có trọng lượng phân tử nhỏ, việc chẩn đoán và điều trị sớm sự tăng myoglobin huyết thanh có thể giúp phòng và giảm mức độ trầm trọng của suy thận. Độ thanh thải của myoglobin là một dấu ấn có giá trị giúp chẩn đoán sớm suy thận do nguyên nhân myoglobin. Myoglobin nước tiểu và huyết thanh được định lượng nhanh nhờ kỹ thuật miễn dịch. Myoglobin nước tiểu có thể được xác định bằng que thử sau khi lợi bỏ hemoglobin, tuy nhiên độ nhạy và độ đặc hiệu của xét nghiệm này không cao.

3. Một số xét nghiệm khác

- Siêu âm: Siêu âm thường được sử dụng trong chẩn đoán bệnh thận. Siêu âm là 1 loại xét nghiệm không xâm lấn. Nói chung, thận bị thu nhỏ kích thước ở bệnh thận mạn tính, mặc dù thận có thể là bình thường hoặc thậm chí có kích thước lớn trong các trường hợp gây ra bởi người lớn mắc bệnh thận đa nang, thận tiểu đường, và thoái hóa protein dạng tinh bột. Siêu âm cũng có thể được dùng để chẩn đoán sự hiện diện của tắc nghẽn đường tiết niệu, sỏi thận và cũng để đánh giá lưu lượng máu vào thận.

- Chụp CT Scan bụng: Là phương pháp sử dụng tia X thăm dò hình ảnh, cho phép bác sĩ thấy rõ hình ảnh toàn bộ hệ tiết niệu. Phương pháp chụp CT scan bụng thường chỉ sử dụng trong các trường hợp nghi ngờ suy thận do tắc nghẽn đường tiết niệu. Chụp CT scan có tiêm thuốc cản quang bằng máy chụp đa lát cắt có thể dựng hình toàn bộ đường tiết niệu, giúp bác sĩ phát hiện được vị trí và nguyên nhân gây bế tắc niệu quản.

- Xạ hình thận bằng đồng vị phóng xạ: Là xét nghiệm duy nhất cho phép đánh giá chức năng từng bên thận. Phương pháp này giúp bác sĩ nhìn rõ chức năng lọc của từng thận, tỷ lệ phần trăm tưới máu và tham gia chức năng của từng thận. Ngoài ra, nếu làm thêm nghiệm pháp tiêm thuốc lợi tiểu, phương pháp xét nghiệm này cũng giúp bác sĩ đánh giá được mức độ tắc nghẽn niệu quản hai bên.

- Sinh thiết: Một mẫu của mô thận (sinh thiết) đôi khi được yêu cầu trong trường hợp mà nguyên nhân gây ra các bệnh thận không rõ ràng. Thông thường, sinh thiết có thể được thu thập với sự gây tê tại chỗ để chỉ đưa kim qua da vào thận. Việc này thường được thực hiện như một tiến trình cho bệnh nhân ngoại trú, mặc dù một số cơ sở có thể yêu cầu bệnh nhân ở lại bệnh viện qua đêm.