1. CRP LÀ GÌ?

          CRP (C – reactive protein) là một chất phản ứng giai đoạn cấp tính, là một glycoprotein được gan sản xuất và phóng thích vào máu trong vòng một vài giờ sau khi mô bị tổn thương do tình trạng nhiễm trùng hoặc viêm khác. Mức CRP tăng đáng kể khi có chấn thương, cơn đau tim, các rối loạn tự miễn dịch và tình trạng nhiễm trùng nặng do vi khuẩn như nhiễm khuẩn huyết. Có 2 loại xét nghiệm CRP (xét nghiệm định lượng Protein phản ứng C) là xét nghiệm CRP chuẩn (Standard CRP) và CRP siêu nhạy (hs- CRP) có giá trị trong phát hiện nhiễm khuẩn cấp tính hoặc theo dõi các đợt bùng phát của viêm nhiễm mãn tính:

- Viêm tụy cấp

- Viêm ruột thừa

- Nhiễm trùng do vi khuẩn

- Bỏng

- Tăng nguy cơ bị ung thư đại tràng

- Bệnh lý ruột do viêm (vd: viêm loét đại tràng)

- Viêm khớp dạng thấp tiếm triển

- Tình trạng nhiễm trùng nặng

- Bệnh lupus ban đỏ hệ thống

- U lympho 

- Nhồi máu cơ tim

- Bệnh lý viêm tiểu khu chung

- Viêm động mạch thế bào khổng lồ

- Lao tiến triển

          2.  Ý NGHĨA CỦA NỒNG ĐỘ CRP

          + Protein phản ứng C chuẩn (standard CRP) được sử dụng để:

- Đánh giá mức độ tiến triển của phản ứng viêm nhất là đổi với bệnh lý mãn tính như bệnh lý ruột do viêm, viêm khớp và các bệnh tự miễn.

- Đánh giá một nhiễm trùng mới như trong viêm ruột thừa và các tình trạng sau mổ.

- Theo dõi đáp ứng với điều trị của các tình trạng bệnh lý nhiễm trùng (nhất là nhiễm trùng do vi khuẩn) và viêm.

+ Protein phản ứng C siêu nhạy (hs – CRP) là một yếu tố chính gây tình trạng xuất hiện và đứt rách mỏng ở mạch.

- Tăng nồng độ hs –CRP dự báo bệnh nhân có nguy cơ tăng các sự cố. Vì vậy xét nghiệm này được dùng để đánh giá các nguy cơ bị các sự cố tim mạch khi nó được làm đồng thời với các xét nghiệm đánh giá nguy cơ mạch vành khác như định lượng nồng độ cholesterol máu.

3. GÍA TRỊ BÌNH THƯỜNG

* CRP < 10 mg/l

* hs –CRP < 1.0 mg/l

 

4. Ý NGHĨA XÉT NGHIỆM CRP

- CRP chuẩn (Standard CRP): dùng để đánh giá tình trạng viêm tiến triển.

- CRP độ nhạy cao (High sensitivity CRP): chất chỉ điểm tình trạng viêm mạch cấp độ thấp.

Cả hai xét nghiệm cơ bản giống nhau, đo lường chất CRP trong máu. Tuy nhiên, CRP độ nhạy cao (hs-CRP) là thử nghiệm đo số lượng CRP rất nhỏ trong máu và thường xuyên được chỉ định cho những người khỏe mạnh để nguy cơ các vấn đề về tim mạch. Thông thường giá trị hs-CRP được đo trong khoảng 0,5-10 mg/L. Các thử nghiệm CRP thường xuyên được chỉ định cho những người có nguy cơ bị nhiễm trùng hoặc các bệnh viêm mãn tính. CRP được đo trong khoảng 10-1000 mg/L.

Hs-CRP trong máu giảm thường tương ứng với giảm LDL - cholesterol trong huyết thanh. Đặc biệt bệnh nhân LDL - cholesterol trong máu giảm dưới 70mg/100ml ít bị tái phát bệnh tim, còn dưới 2mg/l thì giảm nguy cơ tái phát nhồi máu cơ tim.

Sự tích tụ các mảng xơ vữa lâu ngày trong mạch máu là nguyên nhân làm tăng viêm nhiễm, và hs-CRP cũng tăng cao. Đặc biệt, nếu các mảng xơ vữa bị vỡ ra, có thêm máu đông làm tắc nghẽn mạch máu thì nguy cơ đột quỵ, nhồi máu cơ tim rất cao. Vì thế, kết quả xét nghiệm hs-CRP được sử dụng để phát hiện sớm nguy cơ biểu hiện bệnh ở người có tiền sử gia đình mắc bệnh tim mạch. Tình trạng bệnh cũng được đánh giá và quyết định có nên can thiệp kĩ thuật hay không. Nguy cơ tim mạch theo kết quả xét nghiệm hs-CRP tính theo đơn vị mg/l máu như sau:

  • Nguy cơ tim mạch thấp: hs-CRP dưới 1 mg/l
  • Nguy cơ tim mạch vừa: hs-CRP 1 - 3 mg/l
  • Nguy cơ tim mạch cao: hs-CRP > 3mg/l

5. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ

- Âm tính giả: Dùng các thuốc kháng viêm no- steroid, aspirin, corticosteroid, statin, thuốc chẹn beta giao cảm.

- Dương tính giả: Dùng các thuốc điều trị hormone thay thế, thuốc ngừa thai, đặt dụng cụ ngừa thai trong tử cung, gắng sức thể lực quá mạnh, có thai, béo phì.

 

6. CÁC XÉT NGHIỆM LIÊN QUAN ĐẾN XÉT NGHIỆM CRP

Khi một bệnh nhân nghi ngờ một nhiễm trùng hoặc đang theo dõi điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn, các bác sĩ sử dụng nhiều xét nghiệm kèm theo xét nghiệm CRP để đánh giá tổng quát tình trạng của bệnh nhân. Các xét nghiệm đó thường là:

  • Xét nghiệm tổng phân tích các thành phần tế bào máu ngoại vi. Thông thường ta sẽ thấy kết quả số lượng bạch cầu sẽ tăng, đặc biệt là bạch cầu trung tính, thể hiện rõ tình trạng viêm;
  • Xét nghiệm PCT (procalcitonin) - đây được cho là xét nghiệm đặc hiệu trong theo dõi nhiễm khuẩn máu;
  • Xét nghiệm máu lắng;
  • Cấy máu;
  • Xét nghiệm chức năng gan, thận;
  • Định lượng nồng độ lactate máu.