Theo Hiệp hội Viêm khớp (Arthritis Foundation), nếu bạn có dấu hiệu hoặc triệu chứng của viêm khớp trên 2 tuần, bạn nên đi khám bệnh. Những dấu hiệu cảnh báo viêm khớp bao gồm đau khớp, cứng khớp, sưng khớp và khó khăn trong di chuyển.

Xét nghiệm máu có thể giúp chẩn đoán viêm khớp, theo dõi điều trị và theo dõi diễn biến của bệnh. Các xét nghiệm máu là những công cụ chẩn đoán rất có giá trị. Tuy nhiên không chỉ dựa vào các xét nghiệm máu mà còn phải kết hợp với kết quả của chẩn đoán hình ảnh, tiền sử và lâm sàng của bệnh nhân để có một chẩn đoán chính xác.

Các xét nghiệm thường được chỉ định để chẩn đoán và theo dõi bệnh viêm khớp

Đối với bệnh thấp khớp, thường xét nghiệm máu giúp xác định hoặc loại trừ chẩn đoán và chẩn đoán phân biệt với các bệnh viêm khớp khác. Các xét nghiệm thường sử dụng là yếu tố thấp RF (Rheumatoid factor), Anti-CCP (Anti-cyclic citrullined peptide), tốc độ lắng máu VSS (Erythrocyte sedimentation rate), CRP (C-reactive protein), ANA Test, Anti-DNA và anti Sm, bổ thể, Uric Acid, nhóm HLA (HLA Tissue Typing)

1. Yếu tố RF

Là yếu tố dạng thấp, là một globulin miễn dịch mà có thể liên kết với các kháng thể khác. Kháng thể là những protein bình thường tìm thấy trong máu có chức năng trong hệ thống miễn dịch. Yếu tố dạng thấp mặc dù không thường ít được thấy trong cộng đồng (chỉ được tìm thấy trong khoảng 1-2% người khỏe mạnh). Tỉ lệ các yếu tố dạng thấp tăng theo độ tuổi và khoảng 20% ​​người trên 65 tuổi có một yếu tố dạng thấp cao.

Một xét nghiệm máu được dùng để phát hiện sự có mặt của yếu tố dạng thấp. Các xét nghiệm máu thường được chỉ định để chẩn đoán viêm khớp dạng thấp. Yếu tố dạng thấp là hiện diện trong 80% người trưởng thành bị viêm khớp dạng thấp nhưng có một tỷ lệ thấp hơn nhiều trong viêm khớp dạng thấp chưa thành niên. Tỉ lệ các yếu tố dạng thấp tăng lên cùng với thời gian của bệnh trong viêm khớp dạng thấp: 3 tháng, tỷ lệ này là 33%, trong khi một năm đó là 75%. Có đến 20% bệnh nhân viêm khớp dạng thấp vẫn còn âm tính với yế tố dạng thấp hay còn goi là "viêm khớp dạng thấp huyết thanh âm tính" trong suốt quá trình của bệnh.

2. Anti-CCP

Anti-CCP, viết tắt anti-cyclic citrullinated, là một xét nghiệm máu giúp các bác sĩ xác định chẩn đoán viêm khớp dạng thấp.

Anti-CCP là một xét nghiệm rất hữu ích, được sử dụng để chẩn đoán viêm khớp dạng thấp ở giai đoạn sớm. Ngoài việc chẩn đoán còn có giá trị về mật tiên lượng bệnh. Nồng độ của anti-CCP cao hay thấp cũng tiên lượng được mức độ tổn thương của khớp nhiều hay ít (nồng độ thấp của kháng thể này ít quan trọng). Trước đây Bác sĩ dựa vào kháng thể khác, các yếu tố dạng thấp (RF) để giúp xác định chẩn đoán

Trong khi các yếu tố dạng thấp phổ biến hơn ở những bệnh nhân viêm khớp dạng thấp tuy nhiên nhiều bệnh nhân xét nghiệm dương tính đối với yếu tố dạng thấp nhưng họ lại không có bệnh. Hơn nữa sự hiện diện của các yếu tố dạng thấp có ý nghĩa tiên lượng ít hơn so với anti –CCP. Vấn đề cần quan tâm là yếu tố dạng thấp âm tính, bạn ít có khả năng anti-CCP dương tính vì vậy cả 2 xét nghiệm máu được khuyến cáo trong việc đánh giá ban đầu của bệnh nhân nghi ngờ viêm khớp dạng thấp.

Anti-CCP dần dần thay thế maker RF trong chẩn đoán viêm khớp dạng thấp bởi vì:

- Có độ nhạy cao hơn IgM-RF trong giai đoạn đầu của bệnh

- Có thể dự đoán sự tiến triển đến viêm khớp dạng thấp khi chưa phân loại được viêm khớp

- Là một maker chỉ thị sự ăn mòn trong viêm khớp dạng thấp

- Có thể phát hiện ở những người khỏe mạnh nhiều năm trước khi khởi phát viêm khớp dạng thấp trên lâm sàng

3. Tốc độ máu lắng máu

Là xét nghiệm chẩn đoán viêm. Xét nghiệm này đo thời gian tế bào hồng cầu rơi xuống đáy ống nghiệm. Tỷ lệ lắng đọng tăng phản ánh một tình trạng viêm không đặc hiệu trong cơ thể.

4. CRP (C reactive protein)

CRP (C reactive protein) đây là protein sản xuất tại gan và được sản xuất trong trường hợp viêm cấp hoặc nhiễm trùng. Nó có vai trò quan trong trong việc tương tác với hệ thống bổ thể, một cơ chế bảo vệ của hệ thống miễn dịch. Nó chỉ phản ánh tình trạng viêm chung không đặc hiệu cho một bệnh lý nào.Trong trường hợp bệnh đã được khẳng định như: thấp khớp, viêm khớp dạng thấp, lupus…thì việc theo dõi nồng độ CRP để đánh giá hiệu quả điều trị rất hữ ích.

CRP dương tính ở những bệnh: Viêm khớp dạng thấp, bệnh thấp khớp, ung thư, lao, viêm phổi, nhồi máu cơ tim, Lupus. CRP dương tính cũng có thể phát hiện ở cuối thai kỳ hoặc sử dụng biện pháp tránh thai bằng đường uống

5. Xét nghiệm kháng thể kháng nhân (Test Anti Nuclear antibody)

Kháng thể kháng nhân là một nhóm kháng thể có thể tấn công cấu trúc bện trong của tế bào. Xét nghiệm ANA có thể thực hiện trên mẫu máu của bệnh nhân để phát hiện các bệnh tự miễn dịch nhất định. Xét nghiệm này thường được thực hiện bởi 2 kỹ FANA (fluorescent anti nuclear antibody) và xét nghiệm tế bào hargrave

6. Anti DNA và anti-SM

Bệnh nhân lupus có kháng thể với chất liệu di truyền DNA. Nó là một công cụ chẩn đoán hữ ích ở những bệnh nhân không có bệnh lupus.

7. Bổ thể

Hệ thống bổ thể là một tập hợp các protein trong máu là một phần của hệ thống bảo vệ cơ thể. Những protein này bình thường không hạt động cho đến khi có một kháng thể liên lết với kháng nguyên và hoạt hóa hệ thống bổ thể.

Những phản ứng hạt hóa bổ thể tạo thành phức hợp miễn dịch có ở những bệnh nhân lupus. Ở bệnh nhân lupus hệ thống bổ thể bị suy giảm vì vậy Các xét nghiệm bổ thể rất hữu ích trong việc theo dõi các triệu chứng của bệnh lupus.

8. Acid Uric

Là sản phẩm phân hủy của purines trong trong chu trình chuyển hóa acid uric. Quá nhiều axit uric có thể gây ra tinh thể hình thành ở các khớp và gây ra bệnh gút. Ngoài ra, phân tích dịch khớp có thể cung cấp cho bác sĩ với nhiều chi tiết quan trong trong quá trình điều trị và theo dõi bệnh.

9. Nhóm HLA

Là protein trên bề mặt tế bào bạch cầu, là maker di truyền cho một số bệnh thấp khớp. Bệnh nhân có thể xét nghiệm để xem họ có maker di truyền hay không. Ví dụ HLA-B27 có liên quan với viêm cột sống dính khớp, HLA-DR4 liên quan với viêm khớp dạng thấp.

Xét nghiệm máu có thể giúp chẩn đoán viêm khớp, theo dõi điều trị và theo dõi diễn biến của bệnh. Nếu bạn có dấu hiệu hoặc triệu chứng của viêm khớp như: Đau khớp, cứng khớp, sưng khớp, khó di chuyển…nên đến trung tâm y tế để được khám và điều trị kịp thời.