Trẻ sơ sinh sanh ra có hiện tượng vàng da , chúng ta cần biết đó là vàng da sinh lý hay bệnh lý, tại sao trẻ bị vàng da ? Các bà mẹ ông bố cần phải làm gì khi thấy con mình vàng da? 

TĂNG BILIRUBIN Ở TRẺ SƠ SINH: “QUÁ TRÌNH SINH LÝ”

Trẻ sơ sinh được trao đổi dinh dưỡng nhờ dây rốn qua nhau thai. Lượng máu đến bào thai: 46% máu từ tâm nhĩ phải sang tâm nhĩ trái qua lỗ bầu dục (Botal); 42% máu từ động mạch phổi vào động mạch chủ qua ống động mạch. Sau sinh: lỗ Botal và ống thông động mạch được đóng kín (vài ngày), hô hấp trẻ sơ sinh sẽ thở bằng phổi nên hồng cầu chuyên chở Oxy từ máu mẹ sang con giảm bớt, hồng cầu vỡ sẽ tăng Bilirubin gián tiếp trong máu vàgây hiện tượng vàng da sinh lý.

Vàng da sinh lý: Xảy ra ở 30 – 50% trẻ sơ sinh đủ tháng, 60% trẻ sơ sinh thiếu tháng.
Vàng da sinh lý xuất hiện sau sinh 24 giờ, hết vàng da sau 6 ngày (trẻ đủ tháng) và sau 10 ngày (trẻ sinh non). Trẻ khỏe mạnh, lách không to, phân vàng không bạc màu, nước tiểu trong. Bilirubin gián tiếp (GT) <12 mg%. Hiện tượng tăng Bilirubin chỉ thoáng qua và không có tổn thươngnão.

ĐẶC ĐIỂM VÀNG DA SINH LÝ

Xuất hiện sau N3. Tự khỏi sau 1 tuần nếu là trẻ đủ tháng, trẻ non tháng có thể vàng da kéo dài 2 tuần .

Trẻ chỉ vàng da nhẹ ở mặt, ngực.

Trẻ sơ sinh non tháng thường da đỏ hồng nên khó nhận biết dấu hiệu vàng da ( cần 2 ngón tay căng da thấy rõ ).

Nếu xét nghiệm máu thì Bilirubin thấp < 12 - 15mg/dl.

Trẻ bú tốt, không dấu hiệu bệnh.

Vàng da sinh lý do

  1. Tán huyết do chuyển HbF → HbA
  2. Chức năng gan chưa hoàn chỉnh.

       3. Ngưỡng Bilirubine gây vàng da.

Quy luật Kramer's

Vàng da chia 5 vùng , nếu vàng sinh lý trẻ sơ sinh chỉ vàng vùng 1 và 2, sanh non có thể vàng đến vùng 3 và thời gian vàng da kéo dài hơn khoảng 2tuần.

Nếu trẻ vàng nhiều đến vùng 5 ( lòng bàn chân và tay đều vàng ) trẻ sẽ nguy hiểm biến chứng vàng da nhân ảnh hưởng thần kinh vàco giật có thể tử vong.

VÀNG DA NHÂN:

Khi lượng Bilirubin toàn phần (TP) ≥ 20 mg % ≈ 340 μmol/l, nhất là trong 15 ngày đầu sau sanh. Triệu chứng lâm sàng: Bỏ bú. Vật vã, quấy khóc, li bì. Trương lực cơ tăng ở trẻ đủ tháng.Trương lực cơ giảm ở trẻ < 1500 g. Triệu chứng tăng dần: trẻ có thểco giật, rối loạn TKTV → tử vong. Nếu sống → di chứng thần kinh. Sơ sinhnon: triệu chứng nghèo nàn, dễ chẩn đoán nhầm với bệnh lý khác.

Các giai đoạn của Vàng Da Nhân:

1. Giai đoạn 1: 12 -24 giờ , Giam trương lực cơ, giảm phản xạ.

2. Giai đoạn 2: 2 -3 ngày ,Tăng trương lực cơ, gồng người.

3. Giai đoạn 3: Giam trương lực cơ và phản xạ, rối loạn trung tâm hô hấp và vận mạch.

BỆNH LÝ NÃO DO BILIRUBIN – VÀNG DA NHÂN:

-Tổn thương não là do bilirubin gián tiếp tự do. Bilirubin gián tiếp nếukhông gắn albumin, dễ dàng thấm vào não làm tổn thương các nhân não,hạch nền, các dây thần kinh sọ, tiểu não, gây bệnh cảnh cấp tính có thểtử vong, nếu sống sót để lại di chứng thần kinh nặng nề như bại não.

-Vàng da nhân là để chỉ bệnh lý não cấp hay mãn do bilirubin. Bilirubin ởngưỡng độc cho thần kinh thay đổi tuỳ theo theo tưổi thai, cân nặng,ngày tuổi, bệnh lý.

- Mức bilirubin nào đó có thể gây độc cho trẻ này, nhưng không độc cho trẻ khác, hay trên một trẻ mà hoàn cảnh khác nhau.

- Trẻ đủ tháng khoẻ, mức bilirubin có thể là 25 – 30mg%, so với trẻ thiếu tháng có thể là 10-20mg%.

Nguyên nhân vàng da kéo dài ở trẻ sanh non:

- Trong bào thai: chức năng gan là cơ quan tạo máu chủ yếu.

-Sau sinh: gan là cơ quan chuyển hóa và sẽ chuyển hóa Bilirubine giántiếp (Hồng cầu vỡ) thành Bilirubine trực tiếp tan trong nước trẻ tiểura màu vàng, tiêu phân màu vàng.

- Với sự thay đổi lớn trong tổchức gan ở trẻ sơ sinh non tháng đột ngột hiện tượng phá hủy Tế bào gando thiếu Oxy à Transaminase tăng cao, nhất là trong những ngày đầu.

-Thời kỳ sơ sinh: Các Tế Bào tạo máu bị phá huỷ, các Tế Bào chuyển hóahình thành dần à chức năng chuyển hóa của gan chưa hoàn chỉnh, các menchuyển hóa chưa đầy đủ, nhất là ở trẻ sinh non.

- Glycuronyltransferase (chuyển hóa bilirubin gián tiếp thành bilirubin trực tiếp& giúp giải độc một số thuốc): rất ít, càng ít nếu trẻ bị thiếu oxyngạt, hạ đường huyết và thiếu men bé dễ bị vàng da & dễ bị ngộ độcthuốc.

Phân loại vàng da:

Dấu hiệu Phân loại
Vàng da trong 48 giờ sau sanhVàng da bàn tay, bàn chân trong 2 tuần đầu sau sanhVàng da/ trẻ sanh non VÀNG DA NẶNG
Không vàng da bàn tay bàn chân, và vàng da xuất hiện sau 3 ngày tuổi VÀNG DA

Vàng da nặng: điều trị tại Bệnh viện CHO TRẺ BẰNG CÁCH CHIẾU ĐÈN

Chiếu đèn vàng da cho trẻ sơ sinh non tháng

Vàng da:

Khuyên bà mẹ chăm sóc tại nhà.

Khám lại mỗi ngày cho đến khi hết vàng da

Nếu vàng da kéo dài trên 14 ngày cho nhập viện tìm nguyên nhân vàng da (bác sĩ sẽ xem xét có cần nhập viện không?).

DẤU HIỆU TRẺ VÀNG DA NẶNG

- Xuất hiện sớm 24 – 48 giờ đầu sau sanh.

- Vàng da sậm đến bàn tay bàn chân.

- Vàng da ở trẻ bệnh lý kèm theo như Nhiễm trùng da , rốn ở trẻ sanh non. Hoặc ở trẻ có bướu huyết thanh to, ổ tụ máu.

- Chậm tiêu phân su, teo tắc ruột.

- Thiếu men G6PD ( kết quả sàng lọc sơ sinh).

- Hoặc có kèm các triệu chứng :

- Sốt hay hạ thân nhiệt.

- Tụ máu hay bầm máu, có xuất huyết ?

- Da xanh niêm nhạt: thiếu máu

- Gan lách to

- Phân bạc màu

- Co giật, giảm phản xạ , li bì , vận động ít

- Bú kém

Khi trẻ có Vàng Da được theo dõi tại nhà: bà mẹ cần chú ý sau :

- Quan sát màu da trẻ hàng ngày dưới ánh sáng mặt trời.

- Không nằm trong buồng tối.

- Quan sát nhịp thở

- Chăm sóc rốn , Chăm sóc da và vệ sinh thân thể

- Giử ấm cho bé.

- Cho trẻ bú mẹ nhiều lần hơn.

- Tắm nắng mỗi sáng.

- Tái khám mỗi ngày cho đến khi hết vàng da (tuần 1).

- Theo dõi tiến triển của màu da & các dấu hiệu bệnh nặng.

Bà mẹ đưa trẻ đi khám ngay (không chờ đến ngày tái khám theo lịch hẹn với bác sĩ):

- Trẻ bú kém hoặc bỏ bú

- Trẻ ngủ li bì hoặc khó đánh thức

- Trẻ có vấn đề về hô hấp

- Trẻ co giật

- Trẻ sốt hoặc hạ thân nhiệt

- Mắt trẻ sưng đỏ, có mủ

- Rốn trẻ tấy đỏ có mủ

- Trẻ vàng da, vàng mắt trước ngày thứ 2 hoặc kéo dài hơn 14 ngày

- Trẻ nôn ói liên tục

- Bụng chướng to, bí đái, bí ỉa.

BS.CKII. Võ Thị Khánh Nguyệt