III. CHẨN ĐOÁN UNG THƯ GAN

1. Chẩn đoán quyết định:

a. Lâm sàng

- Gan to nhanh, cứng như đá, trên mặt gan có u cục to cứng.

- Cơ thể suy sụp nhanh (5 - 6 kg/1 tháng) mặc dù ăn bình thường.

- Đau tức HSP liên tục.

b. Xét nghiệm:

Các thăm dò sinh hóa ở trên.

Nghi ngờ UTG nguyên phát khi:

- U gan cứng kết hợp AFP > 100 ng/ml.

- U gan kết hợp sinh thiết có tế bào ung thư.

- U gan kết hợp với Arginaza giảm dưới 30 đơn vị quốc tế.

2. Chẩn đoán phân biệt:

2.1. U nang gan: (SÂ, SOB, xạ đồ gan).

- Siêu âm: khối không âm.

- Xạ đồ gan: có nhân lạnh.

2.2. Áp xe gan (LS, SÂ, SOB, xạ đồ gan)

- Lâm sàng: tam chứng Fontam: đau HSP, sốt gan to.

- Siêu âm: ổ loãng âm.

2.3. Xơ gan thể phì đại. (SOB, sinh thiết)

- SOB: gan to.

2.4. Giang mai gan (SOB, AFP)

- SOB: hình bó giò (gan quắt lại)

- AFP: bình thường.

2.5. Gan to mật (SOB, sinh thiết gan)

- SOB: gan vàng xẫm.

- Sinh thiết: không có tế bào ung thư.

2.6. Lao gan (SOB, sinh thiết gan)

- SOB: nghi ngờ có ổ lao

2.7. Gan trong bệnh tim (khám tim, AFP)

- Sinh thiết gan hạt cau + bệnh tim

- AFP: bình thường

2.8. Các bệnh gan hiếm gặp:

U nang sán, u máu nấm gan (SOB, SA, mổ thăm dò)

IV. BIẾN CHỨNG VÀ TIÊN LƯỢNG

1. Biến chứng:

-  Di căn vùng lân cận hoặc đi xa.

- Chảy máu do vỡ ổ ung thư gây chết đột ngột.

-  Hôn mê gan (do hạ gluco máu giai đoạn cuối).

-  Suy kiệt.

2. Tiên lượng:

UTG là bệnh chưa chữa khỏi được, tỷ lệ tử vong cao. Điều trị sớm kéo dài 3-6 tháng, có trường hợp 3 - 5 năm.

V. ĐIỀU TRỊ

1. Cắt ganvẫn là phương pháp tốt nhất khi khối u khu trú.

-Chỉ định nếu u còn nhỏ (<5 cm) hoặc khu trú ở một phân thùy thì cắtbỏ thùy gan hoặc phân thùy có khối u là lý tưởng nhất, mặc dù gan đã xơ.

2. Phương pháp gây tắc mạch: qua động tĩnh mạch TAE (Transcatheter- Artenal Embolization) kết quả không đáng kể.

3. Khối ung thư gan quá to không cắt gan được người ta có thể áp dụng những phẫu thuật không triệt để nhưng có tác dụng nhất định như:

- Thắt động mạch gan chung kết hợp BCG (30% sống thêm 6 tháng, 3% sống thêm 1 năm).

- Thắt động mạch gan chung kết hợp Levamisol (20% sống thêm 6 tháng, 5% sống thêm 1 năm, cá biệt 7 năm).

- Thắt động mạch gan chung kết hợp thuốc nam y Lạc- Hồng (LH) 54% sống thêm 6 tháng, 3,31 % sống thêm 2 năm).

- Cắt một phần UTG kết hợp với LH 51% sống thêm 6 tháng, 8% sống thêm 2 năm, 2% sống thêm 10 năm.

4. Xạ trị liệu.

Tiêm Yttri phóng xạ vào động mạch (kết quả thất thường).

5. Hóa trị liệu:

- 5 fluo - Uracil (5 FU) dạng viên, nang ống. Liều 10 mg/kg/24h, mỗi tuần 2 lần sau đó 1 tháng cho 2 lần để củng cố.

- Methrotrexat (viên 2,5 mg hoặc ống 50 mg). Liều 0,1-0,15 mg/kg/24h.

- 5 Fluoro 2’ Deoxyridin, Mitonicin C. Đường uống, tĩnh mạch, tĩnh mạch cửa, dây chằng tròn hoặc trực tiếp vào khối u.

- Gần đây dùng Adriamycin (Sciarrio và cộng sự điều trị 109 bệnh nhân sống 6 tháng 34%, 1 năm 13%).

6. Miễn dịch trị liệu:

- BCG

- Levamisol

- Streptococal OK 432 (tăng miễn dịch trung gian tế bào tự nhiên có tác dụng công khối ung thư).

7. Ghép gan:

Cuốithập kỷ 70 Cyclosponne cho rằng ghép gan 70% sống thêm 1 năm và hy vọngkhoảng 60% sống thêm 5 năm, nhưng có một số khó khăn:

- Đắt tiền

- Lựa chọn người cho gan khó

- Săn sóc sau mổ- cầu kỳ

- Thuốc chống thải ghép dùng kéo dài, đắt

8. Tiêm Ethanol tuyệt đối qua da vào u gan dưới hướng dẫn siêu âm

-Cơ chế tác dụng: gây hoại tử đông tức thì, tiếp theo tạo thành các tổchức nghiền nát, các sợi xơ và huyết khối mạch máu đó một phần hoặc toànphần. Tác động này là hậu quả của việc mất nước tế bào và sự biến tíchProtein, thường chỉ định với các khối u có ranh giới rõ ràng (các khốiung thư có màng bao quanh) vì nếu cồn lan ra vùng lành sẽ gây tổn thươngcác tế bào lành, cũng chính vì vậy trước khi rút kim ra thường tiêmNovocain vào để tránh rớt Ethanol ra tổ chức xung quanh.

- Phươngpháp tiêm cồn qua da: PIET (Percutaneous Intratumoral Ethanol Injection)hoặc PEIT (Percutaneous Ethanol Iniection Therapy) có một số nhượcđiểm:

+ Đau tại chỗ tiêm phải dùng thuốc giảm đau (9,5%).

+ Sốt 38,50-380C trong vòng 1-3 ngày sau tiêm (48%).

+ Men SGOT và SGPT tăng nhẹ tạm thời.

+ Cảm giác sặc mùi cồn lên cổ (5-15%).

- Cách tiêm:

+ Một lần tiêm 2-4 ml x 8 lần, 2 buổi/tuần, mỗi buổi tiêm 1-3 vị trí/1 bệnh nhân. Thông thường số lần tiêm cho khối u:

3-5 lần với khối u £ 3 cm.

6-9 lần với khối u 3,1 - £ 6 cm.

9-13 lần với khối u 6,1 - £ 9 cm.

14-18 lần với khối u 9,1 - £ 12,5 cm.

+ Tổng liều Ethanoi cho một khối u theo tác giả N. Sgiura (1983:

V = 4/3 (r + O,5)3

Trong đó: V: tổng lượng Ethanol cần tiêm

r: bán kính khối u.

0,5: hệ số gia tăng của bán kính khối u gọi là “vòng an toàn”

Liều trung bình:

10 - 12 ml cho u 3 cm

20 - 40 ml cho u 3 - 6 cm

100 - 170 ml cho u 6 - 9 cm

200 - 400 ml cho u 9 - 12 cm

Số lần tiêm cho 1 khối u: 9 lần

Số lần tiêm cho 1 bệnh nhân: 10 lần

Số lượng Ethanol cho 1 u: 10 - 300 ml.

Số lượng Ethanol cho 1 bệnh nhân: 200 - 400 ml.

+ Tính kích thước khối u giảm:

 

Trong đó:

a: trục dài nhất của u trước tiêm

b: trục ngắn nhất của u trước tiêm

a’: trục dài nhất của u sau tiêm

b’: trục ngắn nhất của u sau tiêm

+ Hình ảnh siêu âm sau tiêm:

Tăng âm đ tăng âm hơn

Tăng âm đ giảm âm

Hỗn hợp âm đ giảm âm

Giảm âm đ tăng âm

Đẳng âm đ tăng âm

Hỗn hợp âm đ tăng âm

Tăng âm đ hỗn hợp

Giảm âm đ hỗn hợp

Đẳng âm đ hỗn hợp

Hỗn hợp âm đ tăng âm

Hoặc một số hình ảnh mới xuất hiện:

Giảm âm có vòng tăng âm

Tăng âm có vòng giảm âm

Tăng âm có dấu hiệu thoái lui

Giảm âm có dấu hiệu thoái lui

Hỗn hợp âm có dấu hiệu thoái lui

Không nhân biết.

 

BS. CKII Trần Minh Phương