Nếu bạn vừa xét nghiệm dương tính với HIV, bạn dường như không muốn nghĩ về việc quan hệ tình dục. Một số người nhiễm HIV cảm thấy tội lỗi hoặc xấu hổ. Họ sợ lây nhiễm cho bạn tình và cho rằng quan hệ tình dục khi nhiễm HIV là quá rủi ro. Phản ứng này rất phổ biến, đặc biệt nếu bạn bị nhiễm HIV qua quan hệ tình dục. Nhưng không có lý do nào tại sao bạn không thể. Người nhiễm HIV có quyền quan hệ tình dục và yêu giống như những người khác. Và có nhiều cách để có quan hệ tình dục thỏa mãn và an toàn. Bài viết nhằm mục đích giúp người bị nhiễm HIV và bạn của họ (không bị nhiễm) có cái nhìn cởi mở hơn về tình dục an toàn khi nhiễm HIV

     1. Bị HIV có nên hôn nhau không

     Hầu hết việc hôn nhau với người HIV là hoàn toàn an toàn. Vì các nghiên cứu cho thấy virus HIV không có trong nước bọt. Có một rủi ro là nếu một trong hai bạn bị vết thương (có chảy máu, dịch) ở miệng, Thì nụ hôn sâu kiểu Pháp có thể lây truyền HIV nhưng theo các chuyên gia thì khả năng lây cực kì nhỏ. Do vậy đừng quá e dè khi trao cho nhau một nụ hôn nhé. Và dĩ nhiên sự âu yếm và ôm thậm chí là thủ dâm là hoàn toàn an toàn.

     2. Tình dục an toàn khi nhiễm HIV

     Có một điều rằng HIV lây qua đường tình dục không an toàn. Nhưng không có nghĩa rằng người bị nhiễm HIV không thể có đời sống tình dục khỏe mạnh.

     Bao cao su nam và nữ làm giảm đáng kể khả năng truyền HIV cho bạn tình. Nếu cả hai bạn đều bị nhiễm HIV, bạn vẫn cần sử dụng biện pháp bảo vệ. Bời vì HIV có những chủng loại khoác nhau. Bạn có thể bị nhiễm một chủng loại HIV khác từ bạn tình. Điều này có thể làm cho bệnh của bạn trở nên tồi tệ hơn hoặc thậm chí là bạn phải thay đổi thuốc.

     Nên giảm thiểu quan hệ tình dục bằng đường miệng, hoặc nếu có cũng nên sử dụng những bảo vệ. Còn những điều khác thì sao? HIV chỉ có trong một số chất dịch cơ thể: máu, tinh dịch, dịch tiết âm đạo và hậu môn. Để lây nhiễm cho người khác, những chất lỏng đó phải xâm nhập vào cơ thể của người đó, thường là qua màng nhầy hoặc vết cắt. Vì vậy, bạn có thể thỏa mãn tình dục với nhau một cách an toàn, bằng tay hoặc cơ thể của mình. Miễn là bạn cẩn thận về việc những chất lỏng đó sẽ đi đâu. Bạn có nhiều khả năng lây truyền HIV khi bạn có nhiều bạn tình, mắc các bệnh lây truyền qua tình dục khác khác hoặc sử dụng thuốc tiêm.

    3. Điều trị như phòng ngừa

     Một trong những cách quan trọng nhất bạn có thể bảo vệ bản thân và bạn đời là sử dụng thuốc điều trị HIV. Điều trị bằng thuốc kháng virus (ART) có thể khiến virus khó nhân lên và lây lan trong cơ thể bạn. Nó có thể làm giảm tải lượng virus HIV đến mức không phát hiện được bằng xét nghiệm.

     Nếu tải lượng virus của bạn xuống mức không thể phát hiện được bằng xét nghiệm thì một số nghiên cứu cho thấy bạn có rất ít hoặc không có nguy cơ truyền HIV cho người khác. Tuy nhiên, không nên dựa vào chỉ một phương thức bảo vệ. Dù tải lượng virus thấp, bạn vẫn nên sử dụng thêm biện pháp bảo vệ khác (ví dụ bao cao su). Mặc dù không một hình thức bảo vệ nào hiệu quả 100%.  Nhưng kết hợp chúng có thể tăng cường khả năng phòng thủ của bạn.

     4. Thuốc ARV có vai trò bảo vệ bạn tình của bạn (người không bị nhiễm)

     Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng điều trị ARV cho người còn lại (không bị nhiễm) có hiệu quả phòng ngừa cho họ.

     4.1 Điều trị dự phòng sau phơi nhiễm (PEP)

     Nếu nghĩ rằng mình đã tiếp xúc với HIV (ví dụ như bao cao su bị rách), bạn hãy đến gặp bác sĩ ngay. Bạn có thể dùng thuốc kháng virus trong 28 ngày để ngăn chặn virus. Nói chung là hiệu quả, nhưng phải bắt đầu trong vòng 72 giờ càng sớm càng tốt.

     4.2 Điều trị dự phòng trước phơi nhiễm (PrEP)

     Những người âm tính với HIV có thể uống thuốc chống HIV mỗi ngày để ngăn ngừa nhiễm HIV. Và chắc chắn phải dưới sự giám sát của bác sĩ. Đây được gọi là điều trị dự phòng trước phơi nhiễm. Thông thường đây là những người có nguy cơ nhiễm HIV tương đối cao (ví dụ, vì họ có bạn tình với HIV, họ có nguy cơ phơi nhiễm tình dục hoặc họ dùng chung dụng cụ tiêm chích ma túy). Cách dùng này dường như cực kỳ hiệu quả nếu được sử dụng đều đặn hàng ngày.

     Ngày nay, nhờ tiến bộ của khoa học, bị HIV không còn là án tử nữa. Thay vào đó, những kì thị xung quanh, những mặc cảm của chính người bệnh mới chính là điều gây khó khăn. Hãy sẵn sàng để thảo luận về những lo lắng và mối quan tâm của bạn về tình dục an toàn khi nhiễm HIV. Tham khảo ý kiến bác sĩ, tìm kiếm các nhóm hỗ trợ trong khu vực. Đừng để HIV khiến cuộc sống của bạn bị trì hoãn. Người bị HIV vẫn có quyền được yêu thương và có một đời sống tình dục khỏe mạnh như bao người khác.

Bác sĩ Lê Hoàng Ngọc Trâm