I - Liệu pháp kháng virus trực tiếp (DAA) có nên là lựa chọn đầu tay trong điều trị viêm gan virus C cho bệnh nhân châu Á?

GS Henry Lik-Yuen Chan: Hiện nay, đã có vài thuốc nhóm DAA đã được phê duyệt lưu hành và một số thuốc mới hơn còn đang thử nghiệm pha III trên bệnh nhân viêm gan virusC (VGC). Các DAA thế hệ mới có hiệu quả cao hơn, an toàn hơn nhưng giá thành cũng đắt hơn rất nhiều.

Mặc dù đã được ghi nhận có khả năng cải thiện hiệu quả điều trị cho bệnh nhân VGC, các thuốc nhóm DAA thế hệ đầu tiên như Boceprevir,Telaprevir vẫn cần phải được điều trị phối hợp với Peg-interferon vàRibavirin (P/R). Điều này làm gia tăng nguy cơ tác dụng ngoại ý và thêmchi phí điều trị để đạt được SVR, cũng như có thể ảnh hưởng đến sự tuânthủ điều trị do phải dùng nhiều thuốc.

Trong khi đó, phần lớn bệnh nhân VGC châu Á đáp ứng tốt hơn liệu pháp 2 thuốc P/R nhờ có được các yếu tố tiên lượng mạnh đối với thành công điều trị như kiểu gen IL28B đồng hợp tử CC, đáp ứng virus nhanh(RVR),….:

  • 83% bệnh nhân châu Á có kiểu gen IL28B đồng hợp tử CC
  • Tỷ lệ RVR của bệnh nhân châu Á khá cao, gấp 2-3 lần so với bệnh nhân da trắng

Hơn nữa, so với liệu pháp 2 thuốc P/R đã được khẳng định hiệu quả rất đáng kể trên bệnh nhân VGC châu Á, không phân biệt kiểu gen, vẫn chưa có nghiên cứu ngẫu nhiên có đối chứng quy mô lớn đánh giá hiệu quả của các thuốc DAA cho dân số này

Vì vậy, liệu pháp 2 thuốc P/R vẫn nên là lựa chọn điều trị đầu tay thích hợp nhất châu Á. DAA chỉ nên cân nhắc khi bệnh nhân đáp ứng kém với P/R hoặc không dung nạp interferon, hoặc có khả năng về kinh tế để theo đuổi điều trị

II – Có sự khác biệt giữa các interferon alpha?

GS Graham Russell Foster: Nhiều nghiên cứu đã được thực hiện nhằm so sánh hiệu quả của 2 loại interferon alpha 2a và 2b trong liệu pháp phối hợp với Ribavirin

Theo nghiên cứu IDEAL, việc sử dụng liệu pháp 2 thuốc với Peg-interferon alpha (PEG-IFNα) 2b được xem là có kết quả tương tự như điều trị bằng liệu pháp 2 thuốc với PEG-IFNα 2a. Tuy nhiên, trong nghiên cứu này, bệnh nhân nhóm PEG-IFNα 2a có tỷ lệ sử dụng liều RBV thấp hơn từ lúc khởi trị và đặc biệt là sau khi giảm liều lần đầu tiên.

Sự khác biệt về liều điều trị của RBV rõ ràng là có lợi thiên về nhóm bệnh nhân sử dụng PEG-IFNα 2b so với nhóm dùng PEG-IFNα 2a khi đánh giá hiệu quả. Vì vậy, kết quả tương đương về tỉ lệ SVR cũng đủ cho thấy PEG-IFNα 2a có hiệu quả tốt hơn.

Nhiều nghiên cứu ngẫu nhiên, có đối chứng, sử dụng cùng liều RBV để so sánh hiệu quả giữa các PEG-IFNα đều ghi nhận bệnh nhân nhóm PEG-IFNα 2a có tỉ lệ đạt SVR luôn cao hơn đáng kể ở mọi phân nhóm bệnh nhân so với nhóm PEG-IFNα 2b lợi ích vượt trội hơn của PEG-IFNα 2a trong điều trị cho bệnh nhân VGC đã được đánh giá cao qua kết quả từ các phân tích gộp dựa trên dữ liệu Cochrane khác nhau với khả năng đạt SVR cao hơn so với PEG-IFNα 2b từ 11% (tỉ số nguy cơ RR 1,11; khoảng tin cậy KTC 1.04-1,19;p = 0,004) đến 36% (RR 1,36; KTC 1,07-1,73; p= 0,01)

III – Liệu pháp điều trị nào thích hợp cho bệnh nhân Việt Nam?

GS Graham Russell Foster:Tại Việt Nam, bệnh nhân VGC chủ yếu là HCV G1 và G6. Liệu pháp 2 thuốc với PEG-IFNα và RBV đã được chứng minh không chỉ có lợi ích cho gần 70% bệnh nhân châu Á nhiễm HCV G1, mà còn có hiệu quả rất đáng kể đối với khoảng 80% bệnh nhân nhiễm HCV G6

Một số nghiên cứu pha III vừa công bố cho thấy vai trò của một số liệu pháp kháng virus đường uống thế hệ mới trên nhiều đối tượng bệnh nhân nhiễm HCV G1, đặc điệt ở những bệnh nhân đã thất bại điều trị hoặc đã có xơ gan tiến triển. Tuy nhiên, tính phức tạp của sự phối hợp nhiều thuốc uống khác nhau trong phác đồ, và các thuốc uống thế hệ mới đều có chi phí rất cao khiến những liệu pháp này vẫn chưa thể là sự lựa chọn thích hợp cho nhiều bệnh nhân.

Vì vậy, giải pháp tốt nhất vẫn là nỗ lực điều trị trong giai đoạn sớm (chưa có xơ gan) trước khi quá muộn