Tại buổi hội thảo đã có các báo cáo sau:

 

1 - “Liệu pháp điều trị theo đáp ứng và có thời hạn viêm gan virus B mạn” – TS.BS Phạm Thị Lệ Hoa (ĐH Y dược TP HCM)

-         PEG-IFN là trị liệu có thời hạn duy nhất đạt đáp ứng kéo dài

-         PEG-IFN alfa 2a (Pegasys) kiểm soát HBV và thải trừ HBsAg mà không cần dùng thuốc uống kéo dài

-         HBsAg định lượng: công cụ đo lường đáp ứng với PEG-IFN, dự báo sớm đáp ứng tốt và không đáp ứng

-         Cần sử dụng kết hợp nhiều dữ kiện trong quản lý bệnh nhân nhiễm HBV (HBV-DNA và HBsAg)

-         Đáp ứng với PEG-IFN alfa 2a đạt hiệu quả cao nhất bằng việc ứng dụng trị liệu PEG-IFN theo hướng dẫn của đáp ứng dấu ấn HBsAg ở tuần 12 hay 24

-         Đã có đủ chứng cớ làm cơ sở cho việc cân nhắc điều trị viêm gan B mạn với PEG-IFN alfa 2a nhằm đạt chi phí – hiệu quả điều trị cao nhất

2 – “Viêm gan virus B và thai kỳ” – PGS.TS Trần Văn Huy (Bệnh viện ĐH Y Huế)

-         Viêm gan B ở phụ nữ có dự định sinh con sớm: PEG-IFN alfa là điều trị phù hợp nhất

-         Phụ nữ có thai khi đang điều trị, tùy thuộc mức độ bệnh gan, virus và thuốc đang điều trị để cân nhắc tiếp tục, đổi thuốc hoặc tạm ngưng điều trị

-         Phụ nữ có thai, HBV-DNA cao: có thể chỉ định kháng HBV cuối thai kỳ + tiêm vacxin sớm + HBIG để làm giảm tối đa nguy cơ lây truyền chu sinh

-         Phụ nữ phát hiện viêm gan B khi đang có thai, chỉ định điều trị tùy thuộc vào tình trạng bệnh lý gan và độ an toàn của thuốc.

-         Trong mọi trường hợp, luôn luôn cần có sự thảo luận kỹ lưỡng với cả 2 vợ chồng sản phụ.

3 – “Hướng dẫn điều trị viêm gan B mạn: áp dụng trong thực hành lâm sàng” – PGS.TS Trịnh Thị Ngọc (Bệnh viện Bạch Mai)

-         PEG-IFN đem lại những lợi ích trong trị liệu có thời hạn: trị liệu ngắn hạn/ lui bệnh bền vững/ khả năng chuyển đổi huyết thanh HBsAg

-         PEG-IFN nên được xem là lựa chọn ban đầu trong chiến lược điều trị viêm gan B mạn: lựa chọn hấp dẫn cho bệnh nhân trẻ, nữ/ chống chỉ định nếu xơ gan mất bù

-         Quy tắc ngừng thuốc đang được đưa ra để tăng sử dụng thuốc hợp lý

-         Điều trị cổ điển bằng NA        cho những bệnh nhân không đáp ứng.

4 – “Vai trò và các phương pháp đánh giá xơ hóa gan” – ThS.BS Trần Thị Khánh Tường (Bệnh viện Y Phạm Ngọc Thạch TP HCM)

-         Đánh giá mức độ xơ hóa gan rất quan trọng trong thực hành lâm sàng

-         Sinh thiết: tiêu chuẩn vàng trong đánh giá xơ hóa gan nhưng xâm nhập có biến chứng và một số hạn chế

-         Đánh giá xơ hóa gan không xâm nhập gồm các chỉ định gồm các chỉ điểm sinh học và xét nghiệm hình ảnh chủ yếu đo độ đàn hồi gan.

-         Các chỉ điểm sinh học có thể phân biệt có hay không có xơ hóa đáng kể, đặc biệt tốt trong xơ hóa nặng và xơ gan (như Fibrotest)

-         Các phương pháp đo độ đàn hồi gan như TE, MRE, ARFI, SWE đều có độ chính xác khá cao. TE được nghiên cứu nhiều nhất và được FDA chấp thuận

-         Kết hợp các phương pháp với nhau có thể hạn chế những bất lợi, tăng độ chính xác và hạn chế sinh thiết gan

5 – “Điều trị sớm viêm gan C và cơ hội khỏi bệnh” – BS CKII. Nguyễn Hữu Chí (Chủ tịch Hội gan mật TP HCM)

-         Bệnh viêm gan C có thể chữa khỏi bằng nhiều phác đồ khác nhau, kết quả phụ thuộc vào phác đồ điều trị, cơ địa, virus, bệnh kèm theo,…

-         Mức độ xơ hóa/xơ gan liên quan chặt chẽ với SVR và tác dụng bất lợi của phác đồ điều trị

-         Đánh giá xơ hóa/xơ gan không nhất thiết phải cần đến sinh thiết gan; nên làm trước điều trị để tiên lượng kết quả điều trị và diễn tiến của bệnh

-         Điều trị khi chưa có xơ hóa nặng/xơ gan góp phần giúp bệnh nhân có thêm cơ may chữa khỏi bệnh

 

BS Tuấn Anh