Sovaldi đúng là một “thần dược”. Viêm gan C (hepatitis C) là bệnh mạn tính phá hoại gan mà hiện nay có khoàng từ 3 tới 4 triệu người Mỹ mắc phải.  Bệnh nhân chỉ cần uống mỗi ngày một viên Sovaldi và theo kết quả nghiên cứu tỷ lệ điều trị thành công đạt tới 80 đến 90%. Trong khi đó phương thức điều trị cũ đòi hỏi bệnh nhân phải uống 1-2 viên thuốc một ngày cộng thêm tiêm thuốc kháng vi-rút mà  tỷ lệ thành công chỉ từ 50 đến 60%. Hơn nữa thuốc Solvadi ít phản ứng phụ so hơn hẳn so với các loại thuốc khác cùng công dụng 

Tuy nhiên giá thuốc  cao quá sức tưởng  tượng đến nỗi tại  Mỹ người ta gọi Sovaldi  là” viên thuốc nghìn đô”.  Theo tạp chí Euro giá một gram Sovaldo đắt gầp 20 lần so với vàng
Bệnh nhân phải dùng thuốc liên tục ít nhất 12 tuần lễ, mỗi ngày một viên - tức 84 viên cho một đợt điều trị. Như vậy mỗi đợt trị  liệu sẽ tốn khoảng 84,000USD. Vì thế chỉ trong vòng sáu tháng đầu năm nay  hãng Gilead đã thu lợi nhuận rất lớn lên tới  5,8 tỷ USD
Ông Jürgen Peter, giám đốc công ty  bảo hiểm y tế AOK của Đức, cho rằng “chi phí để sản xuất 84 viên thuốc khoảng 100 Euro, vậy mà công ty phải thanh toán với giá gần 60.000 Euro, đây là điều không thể chấp nhận". Nhà bào chế đồng thời là bác sỹ Wolfgang Becker-Brüser nói" Cái giá này hoàn toàn không thể biện minh được," và ông rất bất bình về “khoản lợi nhuận khổng lồ” và cách tính giá thành của Gilead. 
Tuy vậy các công ty bảo hiểm y tế cũng không làm được gì nhiều vì loại thuốc mới Sovaldo  rõ ràng công hiệu hơn so với các loại thuốc cũ vì vậy trước mắt họ phải chấp nhận giá thuốc cực cao - điều này đã được quy định về mặt pháp lý. Hơn nữa, cũng theo luật, trong năm đầu tiên, nhà sản xuất có quyền quyết định về giá bán. 
Theo luật thì một năm sau khi thuốc được bán ra thị trường hãng bảo hiểm y tế có thể thương lượng về giá cả với nhà sản xuất. Nhưng do thuốc Sovaldi  có nhiều ưu thế nên nhà sản xuất nắm đằng chuôi. Cuối cùng chỉ có một cách để buộc giá thuốc phải hạ, đó là thông qua các đối thủ cạnh tranh. Tập đoàn dược phẩm Janssen-Cilag hồi tháng sáu mới đây đã đưa ra thị trường thuốc Olysio cũng rất triển vọng với bệnh nhân viêm gan C. Theo dự kiến, từ giờ đến cuối năm sẽ có ít nhất một loại thuốc nữa chữa bệnh gan mãn tính được đưa ra thị trường.

Nhưng thật ra về phiá hãng Gilead họ cũng đã thương thảo với các công ty sản xuất thuốc đồng dạng (generic drugmaker) để đưa ra một phiên bản rẻ tiền hơn của Sovaldi để bán cho các nước đang phát triển. Theo như thông báo của Gilead, bảy công ty bào chế thuốc Ấn độ sẽ chế tạo phiên bản đồng dạng của Sovaldi cũng mang tên Sofosbuvir và một thuốc nghiên cứu khác để phân phối cho 91 quốc gia. Ông Bregg H. Alton-Phó Chủ tịch điều hành của Gilead - tuyên bố “ Các thoả thuận trên đây rất cần thiết để giúp chúng tôi đạt được mục đích triển khai chương trình nhân đạo của chúng tôi tại những nước đó”. Ông nói thoả hiệp với Ấn Độ sẽ bao trùm hơn 100 triệu người đang sống với bệnh viêm gan C, tức là khoảng hơn phân nửa tổng dân số mắc bệnh này trên toàn cầu.

Tom Murphy- Sept 15,2014