SCC: Dấu ấn ung thư biểu mô tế bào vẩy
Ung thư biểu mô tế bào vảy (squamous cell carcinoma) là một loại ung thư của tế bào biểu mô - tế bào vảy. Các tế bào vảy là thành phần chính của biểu mô da và ung thư biểu mô tế bào da là dạng chủ yếu của ung thư da. Tuy nhiên, các tế bào vảy cũng có ở đường tiêu hóa, phổi và ở các vùng khác của cơ thể như môi, miệng, thực quản, bàng quang, tuyến tiền liệt, âm đạo, cổ tử cung, ... Vì vậy, ung thư biểu mô tế bào vảy có thể xuất hiện ở nhiều vùng khác nhau của cơ thể với các biểu hiện khác nhau về triệu chứng lâm sàng, bệnh sử, tiên lượng và đáp ứng điều trị.
Ung thư tế bảo vảy
Kháng nguyên ung thư biểu mô tế bào vảy (squamous cell carcinoma antigen: SCCA hay SCC) là một nhóm các glycoprotein có khối lượng phân tử khoảng 45 kDa, thuộc gia đình các chất ức chế serine/ cysteine protease, được sản xuất bởi các tế bào vảy. SCC có thời gian bán hủy (half-life) trong máu là khoảng 2,2 giờ.
Trong lâm sàng, sự tăng nồng độ của SCC trong huyết tương được sử dụng để theo dõi tiến trình của bệnh, đánh giá hiệu quả điều trị và phát hiện tái phát sau điều trị của các ung thư biểu mô vảy như ung thư cổ tử cung, ung thư phổi, thực quản, hậu môn, ung thư vùng đầu cổ và gan.
1. Chỉ định: xét nghiệm SCC được chỉ định để
- Theo dõi tiến trình bệnh
Bình thường của nồng độ SCC huyết tương người khỏe mạnh bình thường là ≤ 2 ng/mL.
- Ung thư cổ tử cung: tần suất nồng độ SCC tăng cao nhất ở ung thư biểu mô tế bào vẩy cổ tử cung là 45-83% và ở ung thư biểu mô tế bào vẩy cổ tử cung tái phát là 66-84%; ở ung thư biểu mô tế bào vảy tuyến cổ tử cung là 56% và ở ung thư biểu mô tuyến cổ tử cung là 0-23%. Trong ung thư biểu mô tế bào vảy cổ tử cung có sự tương quan giữa nồng độ SCC huyết tương với độ lan tỏa (spread) và tiến trình (course) của bệnh. Các nồng độ SCC huyết tương > 30 ng/mL có liên quan đến sự tái phát nhanh và thời gian sống sót ngắn của bệnh nhân. Các bệnh nhân ung thư cổ tử cung có mức độ SCC bất thường dai dẳng 2-6 tuần sau điều trị có tỷ lệ tái phát cao 92%. So với các dấu ấn ung thư khác, độ nhạy ung thư cổ tử cung của SCC là 60-74%, của CEA là 31-34% và của CA 125 là ≤ 35%.
Ung thư cổ tử cung
- Các ung thư phần phụ khác: SCC có độ nhạy lâm sàng đối với ung thư vú là 0-10%, ung thư niêm mạc tử cung là 8-30%, ung thư tử cung là 30%, ung thư buồng trứng là 4-20%, ung thư âm hộ là 19-42% và ung thư âm đạo là 17%.
- Các ung thư biểu mô vùng đầu cổ: trong ung thư vùng đầu cổ, độ nhạy của SCC là 34-78%.
- Các ung thư đương tiết niệu, sinh dục: độ nhạy của SCC trong ung thư dương vật là 45%.
2.2. Các trường hợp bệnh lành tính
Điều cần chú ý là ngoài các bệnh ung thư có liên quan đến tế bào vảy nêu trên, nồng độ SCC huyết tương cũng có thể tăng trong một số bệnh lành tính: nồng độ SCC huyết tương > 2-3 µg/L có thể gặp ở 6-10% số bệnh nhân xơ gan hoặc viêm tụy và 30-40% số bệnh nhân suy thận; nồng độ SCC huyết tương cũng tăng từ 0-40% số bệnh nhân bị bệnh phổi lành tính như viêm phế quản mạn, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và lao phổi . Nồng độ SCC huyết tương cũng có thể tăng ở khoảng 3-37% số bệnh nhân mắc các bệnh phụ khoa lành tính, 21% số bệnh nhân mắc các bệnh tai mũi họng, 83% số bệnh nhân mắc bệnh vảy nến, 80% số bệnh nhân mắc các bệnh viêm da, pemphigus hoặc eczema.
KẾT LUẬN
1. SCC là một dấu ấn ung thư tốt nhất cho các ung thư tế bào vảy của cổ tử cung, ung thư phổi, ung thư vùng đầu cổ, thực quản và hậu môn; sự tăng lên của SCC trong máu tương quan với giai đoạn bệnh, biểu hiện lâm sàng và sự tái phát của khối u.
2. Do độ nhạy và độ đặc hiệu không đủ cao nên SCC không thật hữu ích cho mục đích sàng lọc hoặc chẩn đoán ung thư tế bào vảy nhưng nó có giá trị trong theo dõi tiến trình bệnh, hiệu quả điều trị và phát hiện sự tái phát của khối u.