Có nhiều bệnh có thể truyền từ mẹ sang thai nhi, khiến cho trẻ mắc bệnh ngay khi vừa chào đời. Do đó mẹ cần cẩn thận đề phòng để giữ gìn, bảo vệ sức khỏe cho trẻ.

     1. Bệnh viêm gan siêu vi B

     Viêm gan siêu vi B có thể gây ra các chứng nặng như xơ gan, suy gan, ung thư gan…Đây là bệnh có thể truyền từ mẹ sang con, đặc biệt là trong giai đoạn chuyển dạ.

    Mẹ có thể phòng tránh bằng cách tiêm vắc xin trước khi mang thai. 

  
 


     2. Rubella

     Gần như 90% thai nhi sẽ bị bệnh rubella nếu mẹ bị nhiễm trong ba tháng đầu. Rubella gây ra những dị tật ở thai nhi như điếc, dị tật ở mắt, tim và não.

     Mẹ nên tiêm phòng rubella ba tháng trước khi có thai. Trong thai kỳ mẹ không được tiêm phòng loại vắc xin này.

     3. Bệnh thủy đậu

     Thai nhi càng lớn thì khả năng nhiễm bệnh thủy đậu từ mẹ càng cao. Đặc biệt nếu bé nhiễm bệnh thủy đậu từ mẹ vào cận ngày sinh và ngày sinh thì nguy cơ tử vong rất lớn.

     Các biến chứng bệnh thủy đậu có thể gây ra cho thai nhi là: chậm phát triển thần kinh, nhẹ cân và làm suy yếu hay hư thị lực.

     Cũng giống như rubella, mẹ cần phải tiêm phòng thủy đậu trước 30 ngày khi thụ thai và không được tiêm phòng trong thai kỳ.

     4. Bệnh cúm

     Bệnh cúm gây ra các ảnh hưởng đến thai nhi như đẻ non hay trẻ bị nhẹ cân khi sinh ra. Nếu nguy hiểm còn có thể gây sẩy thai ở mẹ bầu. Vì vậy mẹ cần tiêm phòng cúm trước khi mang thai.

     5. Thuốc, hóa chất gây dị tật thai nhi

     Sử dụng thuốc tùy tiện có thể gây ra dị tật thai nhi. Vì vậy đây là lý do mà lời khuyên mọi loại thuốc mẹ dùng trong thai kỳ nên có chỉ định của bác sĩ.

     Thậm chí một số loại mỹ phẩm cũng có thể gây ra hiện tượng dị tật thai nhi. Mẹ cũng nên tránh xa các loại hóa chất độc hại trong suốt thai kỳ của mình.


  
Mẹ không nên vui đùa với thú cưng khi mang thai.


     Còn một nhóm nguyên nhân nữa là vi khuẩn toxoplasmosis có ở chó và mèo cũng dễ gây ra những biến bị. Vì vậy, không nên vui đùa với thú cưng trong thời kỳ bầu bí.

     Một số thực phẩm chứa thủy ngân và chất độc như cá kiếm, cá thu hay rau củ mọc mầm cũng sẽ nguy hại đến bé. Bỏ qua chúng là lựa chọn tốt nhất cho cả mẹ lẫn con.

     Nước để lâu trong bình nhựa chứa lượng vi khuẩn độc hại nhất định, do đó không an toàn cho mẹ bầu.

     6. Thai nhi suy dinh dưỡng

     Suy dinh dưỡng ở thai nhi có thể khiến trẻ sinh ra nhẹ cân và hạn chế về phát triển chiều cao sau này. Hơn nữa trẻ cũng sẽ kém thông minh, dễ gặp các vấn đề về máu và hô hấp khi chào đời.

     Nguyên nhân trẻ suy dinh dưỡng có thể do sự suy yếu về thể chất khi mẹ đã lớn tuổi, chế độ dinh dưỡng thiếu hụt hay mẹ phải lao động nặng hao tốn nhiều năng lượng.

     Để phòng tránh điều này phụ nữ nên sinh con trong độ tuổi 25 đến dưới 35. Trong thai kỳ mẹ nên nghỉ ngơi và có chế độ ăn uống dầy đủ dưỡng chất cho con phát triển tốt nhất.