Vào giữa thập niên 70, Harvey J. Alter, Chủ nhiệm bộ môn Bệnh Lây Truyền thuộc Viện Y Tế Quốc Gia Mỹ và nhóm nghiên cứu của ông chứng minh hầu hết các ca viêm gan sau tiêm truyền không do virut viêm gan A hoặc B. Nhưng các nỗ lực nghiên cứu quốc tế nhằm tìm cách xác định siêu vi, mà lúc đầu gọi là “viêm gan không A không B" đều bị thất bại trong thập niên sau đó. Vào năm 1987, MichaelHoughton, Qui-Lim Choo, và George Kuo thuộc Chiron Corporation, cộng tác với bác sĩ D.W. Bradley thuộc Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa bệnh CDC, đã dùng phương pháp khuếch đại gen nhằm xác định vi sinh vật chưa biết này.Vào tháng 4 năm 1989, việc phát hiện HCV được công bố trong hai bài báo trên tạp chí Science.

Ước tính có 130–170  triệu người, hay khoảng 3% dân số thế giới, sống chung với viêm gan C mãn tính hepatitis C. Có khoảng 3–4 triệu người nhiễm bệnh mỗi năm, và hơn 350,000 người tử vong do các biến chứng của viêm gan C mỗi năm. Trong số những bệnh nhân viêm mạn tính, nguy cơ bị xơ gan sau 20 năm có khác nhau giữa các nghiên cứu nhưng ước tính khoảng 10%-15% ở nam và khoảng 1-5% ở nữ. Một khi bị xơ gan thì tỉ lệ tiến triến sang ung thư biểu mô tế bào gan là từ 1%-4% mỗi năm.

Ở Mỹ, khoảng 2% dân số bị viêm gan C hepatitis C, với khoảng 35,000 đến 185,000 ca mới mỗi năm. Tỉ lệ mắc bệnh giảm ở các nước phương Tây vào thập niên 90 nhờ cải thiện việc kiểm tra máu trước khi truyền. Tỉ lệ tử vong hàng năm do HCV ở Mỹ từ 8,000 đến 10,000; tỉ lệ tử vong được dự tính sẽ tăng vì những người bị nhiễm do truyền máu trước khi xét nghiệm HCV cho kết quả dương tính.

Tỉ lệ mắc bệnh cao hơn ở một số nước châu Phi và châu Á. Những nước có tỉ lệ bệnh đặc biệt cao là Ai Cập (22%), Pakistan (4.8%) và Trung Quốc (3.2%).

Tỷ lệ nhiễm viêm gan C ở Việt Nam thấp trong dân số nói chung nhưng tập trung ở những người tiêm chích ma túy, có thể tới 97%. Tuy nhiên, điều đáng lo ngại hơn khi căn bệnh này đang ngày càng trẻ hóa tại Việt Nam. Khoảng 85% bệnh nhân nhiễm HCV sẽ chuyển thành mạn tính và khoảng 20 đến 25% bệnh nhân mạn tính sẽ chuyển qua xơ gan và ung thư gan. Theo số liệu thống kê ngành y tế, lượng bệnh nhân HCV ở Việt Nam có thể đã lên đến con số 2 triệu người. Ngoài ra, số liệu của Bệnh viện Nhiệt Đới TPHCM cho thấy mỗi ngày bệnh viện này tiếp nhận từ 700 đến 800 lượt bệnh nhân đến khám gan, trong đó có hơn 10% trường hợp nhiễm HCV.

Cấu trúc: HCV thuộc họ Flaviviridae, là virut chứa RNA sợi đơn, xoắn, được cấu tạo bởi 9033 nucleotid. Virut hình khối, có vỏ bọc, đường kính 60-80nm. Vỏ bao capsid của HCV được cấu tạo bởi protein và lớp bào ngoài cấu tạo bởi lipid , do đó dễ bị bất hoạt bởi ether và chloroform.

Genome của virus chứa ARN một sợi mang các gen mã hóa cho nucleocapsid của lõi, cho protein màng, glycoprotein của vỏ và protein cần thiết cho sự sao chép của virus. Hiện nay có ít nhất 6 genotype của virus này được biết trên cơ sở phân tích chuỗi axit nucleic của genome virus. Virus sao chép và nhân lên ở dòng tế bào gan của người hoặc vượn, nhưng mức độ sao chép của virus thấp.

2. Dịch tể học

Virus viêm gan C truyền bệnh qua đường truyền máu hoặc các sản phẩm của máu, đặc biệt gặp ở những bệnh nhân tiếp nhận các yếu tố đông máu trộn lẫn từ nhiều người. Các đường lây truyền khác như ở người nghiện chích thuốc qua đường tĩnh mạch, qua da, qua tiếp xúc sinh dục, qua dụng cụ thẩm phân máu...

3. Tính chất gây bệnh

HCV gây viêm gan cấp và có khuynh hướng trở thành mạn ở hầu hết các cá nhân bị nhiễm trùng. Trên mô hình nhiễm trùng thực nghiệm ở vượn cho thấy trong viêm gan C cấp có ít hoại tử cục bộ tế bào gan trong giai đoạn đầu, kèm thâm nhiễm nhẹ tế bào lymphocyte trong tổ chức tổn thương. ARN của virus được tìm thấy ở tổ chức gan và tồn tại nhiều tuần.

Viêm gan cấp do HCV không đưa đến suy gan cấp, trừ phi bệnh xảy ra ở những cá nhân có nhiễm trùng mạn với HBV trước. Khoảng 50- 70% viêm gan C cấp diễn tiến đến mạn. Cơ chế tổn thương gan ở viêm gan C mạn tính không những do virus mà còn liên hệ đên bệnh lý tự miễn dịch của cơ thể. Biến chứng của viêm gan C mạn cuối cùng đưa đến xơ gan ở 20 - 25% trường hợp và ung thư tế bào gan.

4. Chẩn đoán

Thử nghiệm miễn dịch liên kết enzyme  (ELISA) có thể xác định kháng thể trong huyết thanh bệnh nhân vàđây là kỹ thuật thường dùng hiện nay. Thử nghiệm western blot (RIBA) xác định kháng thể được dùng khi ELISA cho kết quả nghi ngờ. Kháng nguyên dùng trong cả hai loại kỹ thuật trên là các protein tái tổ hợpcủa HCV. Tuỳ theo các thành phần protein kháng nguyên được dùng trong các thử nghiệm mà có các thế hệ ELISA1, ELISA2, và ELISA3, cũng tương tự như thế có RIBA1, RIBA2 và RIBA3. Các thử nghiệm thế hệ sau có độ nhạy tốt hơn.

Trong viêm gan cấp kháng thể (Anti-HCV) dương tính chậm sau hai tháng, 60 - 80% dương tính sau 6 tháng, kháng thể HCV dương tính ở 80% trường hợp viêm gan mạn

Kỹ thuật khuếch đại chuỗi gen(RT-PCR) để xác định ARN của HCV trong huyết thanh người bệnh, kỹ thuật RT-PCR định lượng xác định lượng virus máu được dùng cho việc theo dõi kết quả điều trị

5. Phòng và điều trị

5.1. Phòng bệnh

Hiện nay chưa có vaccine để phòng bệnh cho virus viêm gan C. Phòng sự lây nhiễm bằng kiểm tra máu kỹ lưỡng ở những người cho máu, đảm bảo không nhiễm virus HCV trong tiêm chích, tiêm truyền....

BS Tuấn Anh