Gan người trưởng thành thường nặng 1,4 – 1,6 kilôgam[1], mềm, có màu đỏ sẫm. Gan là một cơ quan nội tạng lớn nhất trong cơ thể[2] và đồng thời là tuyến tiêu hóa lớn nhất trong cơ thể. Gan nằm ngày dưới cơ hoành (hoành cách mô) ở phần trên, bên phải của ổ bụng. Gan nằm về phía bên phải của dạ dày (bao tử) và tạo nên giường túi mật.

Gan được cung cấp máu bởi hai mạch chính ở thùy phải: động mạch gan và tĩnh mạch cửa (tĩnh mạch gánh). Động mạch gan thường bắt nguồn từ động mạch thân tạng. Tĩnh mạch cửa dẫn lưu máu từ láchtụy và ruột non nhờ đó mà gan có thể tiếp cận được nguồn dinh dưỡng cũng như các sản phẩm phụ của quá trình tiêu hóa thức ăn. Các tĩnh mạch gan dẫn lưu máu từ gan và đổ trực tiếp vào tĩnh mạch chủ dưới.

Mật sản xuất trong gan được tập trung tại các tiểu quản mật.Các tiểu quản này sẽ hội lưu với nhau tạo thành ống mật. Các ống mật sẽđổ về ống gan trái hoặc ống gan phải. Hai ống gan này cuối cùng sẽ hợpnhất thành ống gan chung. Ống cổ túi mật (nối túi mật) vào ống gan chung]] và hình thành ống mật chủ. Mật có thể đổ trực tiếp từ gan vào tá tràng thông qua ống mật chủ hoặc tạm thời được lưu trữ trong túi mật thông qua con đường ống cổ túi mật. Ống mật chủ và ống tụy đổ vào tá tràng ở bóng Vater.

Gan là một trong số ít nội tạng của cơ thể có khả năng tái tạo lại một lượng nhu mô bị mất. Nếu khối lượng gan mất dưới 25% thì gan có thể tái tạo hoàn toàn. Điều này là do tế bào gan có khả năng đặc biệt như là một tế bào mầm đơn thẩm quyền (nghĩa là tế bào gan có thể phân đôi thành hai tế bào gan). Cũng có một số tế bào mầm song thẩm quyền gọi là các tế bào oval có thể biệt hóa thành tế bào gan và tế bào lót mặt trong ống mật.

Giải phẫu gan được phân thành hai loại : giải phẫu hình thái và giải phẫu chức năng.

Ngành giải phẫu học hình thái cổ điển dựa trên hình thể bên ngoài của gan, không để cập đến mối liên quan của các cấu trúc bên trong gan (đó là các nhánh mạch máu và đường mật) có vai trò rất quan trọng trong phẫu thuật gan

C. Couinaud (1957) đã phân chia gan thành 8 phân thùy độc lập. Mỗi phân thùy có đường dẫn máu vào và ra và đường dẫn mật riêng. Ở trung tâm của mõi phân thùy có một nhánh của tĩnh mạch cửa, động mạch gan và ống mật. Ở ngoại biên mỗi phân thùy có một nhánh mạch máu chảy ra, đổ vào tĩnh mạch trên gan.

Mỗi phân thùy có thể được cắt bỏ riêng biệt mà không ảnh hưởng đến chức năng và sự sống còn của những phân thùy còn lại. Phân thùy gan theo Couinaud là cơ sở cho ngành phẫu thuật gan hiện đại.

 

index

Phân thùy gan theo Couinaud

Gan được chia thành hai phần là gan phải và gan trái. Tĩnh mạch trên gan phải chia gan phải làm hai phần là phần (hay các phân thùy) trước và sau.Tĩnh mạch trên gan trái chia gan trái làm hai phần là phần (hay các phân thùy) giữa và bên.

Tĩnh mạch cửa chia gan thành nhóm các phân thùy trên và dưới. Từ nhánh phải hay trái của tĩnh mạch cửa có các nhánh đi lên hay hướng xuống để vào trung tâm của mỗi phân thùy.

Do tính “tự chủ” về sự tưới máu và thoát máu và sự dẫn mật, mỗi phân thùy có thể được cắt bỏ mà không làm tổn thương các phân thùy còn lại. Để đảm bảo cho phần gan còn lại sống, đường cắt phải đi dọc theo các nhánh mạch máu giới hạn ranh giới giữa các phân thùy, đồng thời cuống gan (tĩnh mạch cửa, động mạch gan, đường mật) ở trung tâm phải được giữ nguyên.

 

2

Các phân thùy gan được đánh số theo chiều kim đồng hồ

Có 8 phân thùy gan. Các phân thùy được đánh số theo chiều kim đồng hồ. Phân thùy 4 đôi khi được chia thành 4a và 4b theo Bismuth. Phân thùy 1 (thùy đuôi) nằm ở phía sau. Phân thùy này không quan sát được trên mặt phẳng trán.

 

3

Trên mặt phẳng trán các phân thùy nằm phía sau (6,7) không được quan sát thấy

Hình trên mô tả sơ đồ hiện diện các phân thùy gan. Trên thực tế các tỉ lệ có đôi chút khác biệt.

Ở mặt phẳng trán phân thùy 6,7 nằm ở phía sau nên không được quan sát thấy. Bờ phải của gan được tạo thành bởi phân thùy 5 và 8.

Mặc dù phân thùy 4 thuộc gan trái, nó định vị ở bên phải nhiều hơn.

Couinaud chia gan làm hai phần chức năng là gan phải và gan trái. Hai phần này ngăn cách nhau bởi rãnh chính, trong đó có tĩnh mạch trên gan giữa. Rãnh này đi từ giường túi mật đến bờ trái của tĩnh mạch chủ bụng, còn gọi là đường Cantlie.

Phân thùy giữa và phân thùy bên của gan phân cách với nhau bởi dây chằng liềm. Thực tế phân thùy giữa (4) và phân thùy bên (2,3) phân cách nhau bởi tĩnh mạch trên gan trái.

 

4

 

Mô tả cắt ngang các phân thùy gan

Trong hình trên, hình bên trái mô tả giải phẫu cắt ngang của các phân thùy gan. Các phân thùy được phân cách bởi tĩnh mạch trên gan. Hình bên phải là hình cắt ngang ở ngang mức tĩnh mạch cửa trái. Ở mức này tĩnh mạch cửa trái chia gan trái thành nhóm phân thùy trên (4a và 2) và nhóm phân thùy dưới (4b và 3). Một sang thương hiện diện ở mức này có thể “bắc cầu” từ phân thùy 4a sang 4b hoặc từ 2 sang 3. Tĩnh mạch cửa trái ở mức cao hơn tĩnh mạch cửa phải.

 

5

Mô tả cắt ngang các phân thùy gan

Hình bên trái mô tả cắt ngang của các phân thùy gan ở ngang mức tĩnh mạch cửa phải. Ở mức này, tĩnh mạch cửa phải chia gan phải làm nhóm phân thùy trên (7,8) và nhóm phân thùy dưới (5,6). Một sang thương hiện diện ở mức này có thể “bắc cầu” từ phân thùy 5 sang 8 hoặc từ 6 sang 7. Tĩnh mạch cửa phải ở mức thấp hơn tĩnh mạch cửa trái.

Tại mức tĩnh mạch lách (nằm thấp hơn mức tĩnh mạch cửa phải), chỉ có các phân thùy dưới được quan sát thấy.

 

6

Sự phì đại của thùy đuôi ở một bệnh nhân bị xơ gan. Ghi nhận thùy gan phải bị teo nhỏ

Thùy đuôi (phân thùy 1) độc lập về mặt giải phẫu với thùy phải và trái. Các tĩnh mạch gan của thùy đuôi đổ trực tiếp vào tĩnh mạch chủ bụng, không không qua ba tĩnh mạch trên gan chính nói trên. Thùy đuôi có thể được cung cấp máu từ tĩnh mạch cửa phải hoặc trái.

 

7

Ngoài phân thùy gan theo Couinaud còn có một số phân thùy gan khác,trong đó phải nói đến phân thùy gan theo Bismuth. Phân thùy gan theo Bismuth được áp dụng phổ biến tại Hoa Kỳ, trong khi phân thùy gan theo Couinaud được áp dụng phổ biến tại Châu Âu và Châu Á.

Về mặt căn bản, phân thùy gan theo Bismuth không khác biệt gì lắm so với phân thùy gan theo Couinaud.

Theo Bismuth, ba tĩnh mạch trên gan chia gan làm 4 phần (sector), mỗi phần sau đó được phân thành các phân thùy (segment). Mỗi phần được gọi là phần cửa bởi vì nó được cung cấp máu bởi các nhánh cửa ở trung tâm của mỗi phần.

Ba tĩnh mạch trên gan và 4 nhánh tĩnh mạch cửa xen kẽ với nhau giống như các ngón tay của hai bàn tay lồng vào nhau.

Rãnh cửa trái chia gan trái làm hai phần: trước trái và sau trái.

Phần trước trái bao gồm hai phân thùy: phân thùy 4 (thùy vuông) và phân thùy 3 (phần trước của thùy gan trái). Phần sau trái chỉ bao gồm một phân thùy: phân thùy 2 (phần sau của thùy gan trái).

Tác giả: Robin Smithuis, khoa X-quang Bệnh viện Rijnland, Leiderdorp, Nerthelands

Dịch: BS Lê Hùng