Chữa mất mùi sau nhiễm Covid
1. Bộ máy khứu giác hoạt động như thế nào?
Hoạt động của khứu giác của chúng ta có thể tóm tắt như sau:
+ Phân tử mùi trong không khí đến vùng ngửi của mũi (trần của mỗi hốc mũi), được các tế bào khứu giác tiếp nhận và tín hiệu về trung ương dưới dạng xung thần kinh.
+ Các xung thần kinh sẽ đến hành khứu giác rồi sau đó đến đồi thị và cuối cùng là vỏ não.
+ Vỏ não sẽ phân tích và giúp chúng ta nhận ra mùi hương đó gì.
2. Mất khứu giác
Mất khứu giác (anosmia) là tình trạng mất mùi hoàn toàn, người bệnh không thể ngửi được một hoặc nhiều mùi khác nhau. Khi mất khứu giác chỉ xảy ra ở 1 bên thường người bệnh khó có thể tự nhận ra.
Giảm khứu giác (hyposmia) là tình trạng mất mùi một phần.
Loạn khứu giác/ảo giác khứu giác (parosmia/phantosmia) là tình trạng mà người bệnh ngửi mùi khác với mùi thực tế hoặc mùi hôi mà người khác không thể ngửi thấy. Thường không do nguyên nhân trực tiếp ở mũi, có liên quan đến các rối loạn tâm thần, thần kinh và nội tiết.
Hầu hết bệnh nhân bị mất khứu giác có nhận thức bình thường về các chất mặn, ngọt, chua và đắng nhưng không phân biệt được vị ngon, điều này phụ thuộc chủ yếu vào khứu giác. Do đó, họ thường phàn nàn về việc mất vị giác do không thưởng thức được đồ ăn.
3. Cơ chế mất mùi trong Covid 19?
Cơ chế mất mùi cơ bản trong COVID-19 vẫn đang được tiếp tục khám phá khi nhiều nghiên cứu đang được thực hiện. Tuy nhiên, một số giả thuyết và quan sát ban đầu có thể giải thích tại sao việc mất khứu giác và vị giác xảy ra nhiều ở bệnh nhân COVID-19 ngay cả khi không có các triệu chứng nghẹt mũi khác như với SARS, cảm lạnh và cúm.
Một nghiên cứu của Đại học Harvard, đã phát hiện ra rằng tế bào hỗ trợ thần kinh có rất nhiều thụ thể ACE2, trong khi tế bào cảm nhận mùi thì không. Virus SARS-CoV-2 lại chỉ tấn công vào những tế bào có thụ thể ACE2. Như vậy, giả thuyết virus tấn công các tế bào hỗ trợ thần kinh gây mất khứu giác hoặc rối loạn ở mức độ nhất định, đã dần nhận được sự đồng thuận của giới khoa học.
Mặc dù các tế bào thần kinh khứu giác không biểu hiện ACE2 / TMPRSS2, có một loại tế bào khác trong mũi nằm bên cạnh các tế bào thần kinh khứu giác được gọi là tế nâng đỡ (sustentacular cell/ supporting epithelial cell) biểu hiện cả ACE2 và TMPRSS2. Các tế bào này có chức năng hỗ trợ cho các tế bào thần kinh khứu giác trong mũi và có thể chết do nhiễm trùng.
Khi SARS-CoV-2 liên kết với ACE2 / TMPRSS2 trên các tế bào nâng đỡ trong mũi, các tế bào này sẽ chết dẫn đến mất các lông mao cảm giác trên các tế bào thần kinh thụ cảm khứu giác. Do đó, chất tạo mùi không liên kết được với lông mao của tế bào thần kinh, do đó gây ra chứng thiếu máu. Tất cả những điều này có thể xảy ra rất nhanh chỉ trong 1 hoặc 2 ngày. Tuy nhiên, việc mất đi các tế bào nâng đỡ không dẫn đến cái chết của các tế bào thần kinh khứu giác mà gây ra rối loạn chức năng cảm giác (gây ra bởi sự co lại của lông mao), điều này có thể giải thích cho việc mất khứu giác đột ngột.
4. Mất mùi trong Covid 19 có thể hồi phục không?
Khi các tế bào nâng đỡ chết đi, tế bào gốc của cơ thể sẽ nhanh chóng tái tạo các tế bào nâng đỡ mới trong khoảng 3-7 ngày. Sau đó trong khoảng 1-2 ngày tiếp theo, các lông mao trên tế bào thần kinh khứu giác được tái tạo, cho phép các chất tạo mùi một lần nữa liên kết với các tế bào thần kinh và khứu giác phục hồi bình thường trong vòng 1-2 tuần.
Một tỷ lệ nhỏ bệnh nhân Covid-19 mất khứu giác có thể xảy ra lâu hơn, trong vài tuần hoặc có thể vài tháng. Lý do là có thể một vùng lớn hơn của mũi bị ảnh hưởng với nhiều tế bào biểu nâng đỡ bị tổn thương dẫn đến các tế bào thần kinh khứu giác bị chết và do đó cần nhiều thời gian hơn để tái tạo.
Một số bệnh nhân cũng có thể bị cơn bão cytokine (TNF-alpha tăng cao) cũng có thể dẫn đến cái chết của tế bào thần kinh.
Một nghiên cứu trên 202 bệnh nhân COVID-19 trong một tháng cũng cho thấy tỷ lệ hồi phục là 49%. Nhưng một số bệnh nhân cũng bị tổn thương khá nghiêm trọng, thậm chí có những ca mất khứu giác kéo dài, hồi phục không hoàn toàn, hoặc cảm nhận mùi khác so với mùi trong trí nhớ, thậm chí mùi hôi thối, khó chịu.
5. Một số phương pháp phục hồi mất khứu giác
a. Xoa bóp, bấm huyệt vùng mũi
Người bệnh có thể tự tập luyện một số động tác xoa bóp bấm huyệt, tác động vào vùng mũi xoang, vùng miệng. Dòng máu được tăng cường tuần hoàn đến các khu vực này sẽ tăng quá trình thực bào, tiêu diệt mầm bệnh, lưu thông khí huyết. Bên cạnh đó, dòng máu mang dinh dưỡng giúp các tế bào khứu giác, vị giác bị tổn thương được nuôi dưỡng và phục hồi nhanh chóng.
Người bệnh ngồi hoa sen hoặc ngồi bình thường, 2 ngón tay trỏ và giữa của 2 bàn tay khép lại. Gồm 5 động tác nhỏ:
Xoa thân mũi: Dùng 2 ngón trỏ và ngón giữa xoa mũi từ dưới lên và trên xuống cho ấm đều, đồng thời thở vô ra cho mạnh 10-20 lần.
Day sụn mũi, xương mũi: Để ngón tay chỗ giáp giới giữa xương mũi và xương sụn mũi, day huyệt 10-20 lần.
Day huyệt nghinh hương: Dùng 2 ngón tay trỏ ấn mạnh vào huyệt Nghinh hương ngang cánh mũi, trên rãnh mũi - má và day huyệt ấy 10-20 lần.
Xoa chân cánh mũi: Dùng bàn tay cạnh ngón tay trỏ bên này áp vào cánh mũi bên kia, xoa mạnh lên xuống 10-20 lần.
Vuốt và bẻ mũi: Vuốt đều mũi và bẻ đầu mũi qua lại.
Chuỗi bài tập này có tác dụng làm ấm mũi và khí huyết lưu thông vùng mũi. Ngoài ra, chúng giúp giảm chứng nghẹt mũi, viêm mũi dị ứng, sổ mũi, khứu giác kém...
b. Trà gừng
Các chuyên gia về bệnh lý thần kinh khuyên bạn nên uống trà gừng để điều trị chứng mất khứu giác ở nhà. Theo họ, trà gừng giúp giảm viêm đường thở mũi và ngăn ngừa sự hình thành chất nhầy dư thừa gây tắc nghẽn đường mũi, gây mất khứu giác. Bạn có thể sử dụng gừng sống hoặc bột để pha chế đồ uống thảo dược này.
c. Rửa mũi
Rửa bằng nước muối là một phương pháp khắc phục hiệu quả chứng mất mùi do dị ứng hoặc nghẹt mũi. Nó giúp đẩy chất gây dị ứng và chất nhầy ra khỏi khoang mũi.
Để làm dung dịch nước muối tại nhà, hãy cho một thìa cà phê muối và một thìa cà phê baking soda vào một cốc nước cất. Bây giờ, sử dụng một ống tiêm y tế, nhỏ dung dịch vào một lỗ mũi. Khi bạn làm điều đó, hãy nghiêng đầu về phía sau. Để nó chảy ra khỏi miệng và lặp lại ở lỗ mũi bên kia. Làm điều này vài lần mỗi ngày.
Hiện nay, các chai xịt nước biển sâu cũng rất sẵn có ở các nhà thuốc, sử dụng tiện lợi nên có thể xịt rửa mũi thường xuyên 1-2 giờ/lần
d. Tập ngửi
Để giúp đỡ những bệnh nhân mất khứu giác, Hiệp hội Anosmie.org đã thiết lập một chương trình phục hồi khứu giác nhằm thúc đẩy sự tái tạo của các tế bào duy trì. Phương pháp huấn luyện khứu giác này dựa trên nghiên cứu của bác sĩ Thomas Hummel, đồng thời là chuyên gia về khứu giác ở Dresden (Đức). Ông Hirac Gurden cũng tham gia vào quá trình phát triển phác đồ phục hồi chức năng. Mục đích của phác đồ là kết hợp trí nhớ và khứu giác.
Trong mười hai tuần, bệnh nhân thực hiện một lần vào buổi sáng trước khi ăn sáng và một lần vào buổi tối trước khi ăn tối. Bệnh nhân được khuyên nên ngửi sáu loại tinh dầu như sả, hoa hồng, đinh hương, phong lữ, bạc hà và hạt cà phê. Họ cần cố gắng nhận biết mùi mà không được đọc nhãn ghi trên chai. Tại Việt Nam, ngoài các tinh dầu trên có thể sử dụng tinh dầu chanh bưởi, quế, tràm, …
Trước khi mở nắp chai, bệnh nhân có thể lắc để làm dậy mùi hương. Sau đó, họ ngửi tinh dầu trong khoảng 30 giây. Một phần ba số người mất khứu giác nhận thấy có sự cải thiện về độ nhạy khứu giác của họ sau buổi phục hồi chức năng này.
e. Thuốc
Liệu pháp glucocorticoid tại chỗ hoặc toàn thân.
Các thuốc kháng histamin,
Dùng kẽm và vitamin (nhất là vitamin A) được nhiều thầy thuốc tán thành và có kết quả tốt. Vì thiếu hụt kẽm nặng có thể gây ra mất và sai lệch khứu giác và thiếu vitamin A có thể gây ra mất khứu giác.