Cây xạ đen điều trị bệnh gan và ung thư
Cây xạ đen có tên khoa học là Celastrus hindsii Benth, Celastraceae. Đây là loại cây bụi leo, nhánh non hình tròn, màu nâu sẫm. Lá mọc so le, phiến bầu dục xoan ngược, quả nang hình trứng.
Cây được trồng ở Trung Quốc, Việt Nam, Ấn Độ, Thái Lan và Indonexia. Ở nước ta, cây xạ đen mọc hoang dại hoăc được trồng từ Quảng Ninh, Hà Nội, Nam Hà, Ninh Bình qua Thừa Thiên Huế tới Gia Lai.
Công dụng: Cây xạ đen phòng chống ung thư, lở ngứa, mụn nhọt, điều trị ức chế và ngăn ngừa sự phát triển của tế bào ung thư, tiêu hạch, tiêu độc, thanh nhiệt, mát gan, điều hòa hoạt huyết, giảm đau, an thần, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Theo đông y thì cây xạ đen có vị đắng chát, tính hàn, có tác dụng hữu hiệu trong điều trị mụn nhọt, ung thư, tiêu viêm, giải độc, giảm tiết dịch trong xơ gan cổ chướng và đặc biệt trong chữa trị ung thư phổi. Trong tài liệu nghiên cứu mới nhất của Viện quân y 103 đã công nhận tác dụng chữa trị bệnh của cây xạ đen là làm hạn chế sự phát triển của các khối u trong cơ thể người bệnh.
Liều lượng và cách dung: Lấy khoảng 100g cây xạ đen rửa sạch cho vào ấm đun sôi khoảng 10-15 phút chắt lấy nước uống hàng ngày
Khoa học đã công nhận bài thuốc cây xạ đen
Nhiều chục năm trước, cây xạ đen (hay xạ đen cuống, tiếng Mường gọi là Xạ cái) từng được lương y dân tộc Mường Bùi Thị Bẻn (bệnh nhân thường gọi là mế Hậu, ở huyện Kim Bôi, Hoà Bình) đặt tên là cây ung thư, chuyên dùng để chữa các loại u khối. Bài thuốc cây xạ đen, dù sau đó được mế tặng cho Hội Đông y tỉnh Hoà Bình, vẫn ít người biết đến.
Chỉ kể từ năm 1987, khi được đoàn bác sĩ Học viện Quân y (do GS.TSKH Lê Thế Trung - Chủ tịch Hội Ung thư TP. Hà Nội dẫn đầu) phát hiện trong chuyến sưu tầm các bài thuốc quý trong dân gian, cây xạ đen mới bắt đầu thu hút sự chú ý của giới khoa học và được đưa về cơ sở này để nghiên cứu.
Qua nghiên cứu về thực vật học, hoá dược, dược lý, nghiên cứu thực nghiệm trên động vật được gây ung thư (theo đề tài cấp Bộ về xạ đen do GS. Lê Thế Trung làm chủ nhiệm), các bác sĩ đã phát hiện ở loài cây này tác dụng hạn chế sự phát triển của khối u ác tính. Hơn nữa, theo GS. Trung, hợp chất lấy từ xạ đen nếu được kết hợp với chất Phylamin (lấy từ một loại thảo dược ở đồng bằng) còn phát huy tác dụng, kéo dài tuổi thọ trung bình của động vật bị ung thư hơn nhiều chất đã qua nghiên cứu thực nghiệm như Trinh nữ hoàng cung hay tỏi Thái Lan.
Đến cuối năm 1999, đề tài của các bác sĩ Học viện Quân y được nghiệm thu, cây xạ đen chính thức được công nhận là một trong không nhiều những vị thuốc nam có tác dụng điều trị hỗ trợ bệnh nhân ung thư.