(tiếp)

III. TIẾN TRIỂN, BIẾN CHỨNG VÀ TIÊN LƯỢNG CHUNG CỦA XƠ GAN

– Xơ gan khi đã đến thời kỳ các triệu chứng lâm sàng rõ rệt, đã có biểu hiện mất bù, thường có tiên lượng dè dặt. Thời gian sống thêm thường khoảng 4 năm đối với xơ gan do rượu và do viêm gan virut, đối với xơ gan mật thứ phát: khoảng 6 năm và tiên phát khoảng 7 năm.

– Nếu chẩn đoán được sớm và tìm ra được nguyên nhân để loại bỏ hoặc điều trị thì khả năng làm cho xơ gan trở lại thời kỳ ổn định hoặc làm chậm sự tiến triển của bệnh.

– Bản tiêu chuẩn của Child hay được sử dụng trong đánh giá tiên lượng của xơ gan: Cho điểm 1, 2, 3 theo mức độ cửa bilirubin, albumin huyết thanh, cổ trướng, rối loạn tâm thần kinh và sức khoẻ toàn thân.

Child – Pugh (1982)

Các chỉ số 1 2 3
Bệnh não gan
Không có Thoáng qua hoặc nhẹ Hôn mê
Cổ trướng
Không có Có ít Có nhiều
Bilirubin mmol/l <26 26 – 51 >51
Albumin g/l
>35 28 – 35 <28
Tỷ lệ Protrombin % >65 40 – 65 <40

 

Đánh giá giai đoạn:

Child A: 5 – 7 điểm, tiên lượng tốt.

Child B: 8 -12 điểm, tiên lượng dè dặt.

Child C: 13 – 15 điểm, tiên lượng xấu.

Các biến chứng của xơ gan:

Chảy máu tiêu hoá do vỡ giãn tĩnh mạch thực quản, là một biến chứng hay gặp, rất nguy hiểm, đe doạ tính mạng bệnh nhân. Do chảy máu nặng thiếu máu cấp tính gây sốc thiếu máu càng làm suy gan nặng hơn dẫn đến hôn mê gan.

Cổ trướng: do tăng áp lực tĩnh mạch cửa và suy gan làm cho các đợt viêm càng nặng và khó chữa.

+ Rối loạn não – gan dẫn đến hôn mê gan.

+ Hội chứng gan – thận (Hepato-renal syndrome): do trong xơ gan sự tuần hoàn nuôi dưỡng thận giảm sút, dẫn đến suy thận cùng với suy gan.

Các nguy cơ nhiễm khuẩn: viêm phúc mạc tự phát do nhiễm khuẩn, nhiễm khuẩn huyết, lao phổi.

+ Lách to và cường tính lách dẫn đến hạ bạch cầu, tiểu cầu, HC

Rối loạn về đông máu do giảm sản xuất fibringen (yếu tố I), prothrombin (yếu tố II) và các yếu tố V, VII, IX.

+ Những bệnh hay đi cùng với xơ gan: loét dạ dày- hành tá tràng, thoát vị thành bụng (ở bệnh nhân bị cổ trướng to), sỏi mật.

Ung thư gan trên nền xơ (coi xơ gan là một trạng thái tiền ung thư).

IV. ĐIỀU TRỊ VÀ DỰ PHÒNG

1. Điều trị

a. Chế độ ăn uống, nghỉ ngơi

– Trong đợt tiến triển, cổ trướng xuất hiện: bệnh nhân cần được nghỉ ngơi tuyệt đối, nhất là nằm viện.

– Chế độ ăn: đủ chất, hợp khẩu vị bệnh nhân, đủ calo (2500 – 3000 calo trong ngày), nhiều đạm (100g/ngày), nhiều sinh tố, hạn chế mỡ, chỉ ăn nhạt khi có phù nề. Khi có dấu hiệu tiền hôn mê gan phải hạn chế lượng đạm trong khẩu phần thức ăn.

b. Chế độ thuốc men:

+ Thuốc làm cải thiện chuyển hoá tế bào gan và các hocmon glucococticoit:

Thuốc làm cải thiện chuyển hoá tế bào gan:

. Vitamin C: 0,50 x 2 ống tiêm tĩnh mạch, 1 đợt 7 – 10 ngày.

. Vitamin B12: 200microgam/ngày, một đợt 10 ngày tiêm bắp thịt hoặc Lipochol: ngày uống 1 – 2 lần, mỗi lần 2 viên.

. Cyanidanol: viên 500 mg, ngày uống 3 lần, mỗi lần 1 viên.

– Thuốc Glucocorticoid (chỉ dùng trong đợt tiến triển của xơ gan do viêm gan virut, xơ gan ứ mật):

. Prednizolon 20-25mg/ngày trong 1-2 tuần sau đó dùng liều duy trì 5-10mg/ngày, kéo dài hàng tháng.

Testosteron (tăng cường chuyển hoá đạm, khi dùng phải theo dõi kiểm tra): tiêm bắp 100mg Propionat Testosteron, cho cách nhật trong vòng 4 tuần đầu, sau đó cứ 14 ngày cho 300mg kéo dài hàng năm.

Flavonoit Sylimarin (biệt dược Carcyl, Legalon):

. Legalon: viên 70mg, ngày uống 2 – 3 lần.

Y học dân tộc: theo kinh nghiệm của dân gian có các bài thuốc: nhân trần, Actiso, tam thất, mật gấu… có tác dụng điều trị tốt đối với bệnh gan, cần được nghiên cứu, đánh giá đầy đủ hơn. .

+ Tiêm truyền dịch:

Đối với bệnh nhân có tỷ lệ prothrombin giảm, lâm sàng có chảy máu dưới da, niêm mạc, xuất huyết tiêu hoá… có thể truyền máu tươi cùng nhóm tuỳ theo mức độ mất máu.

Đối với bệnh nhân xơ gan bị giảm nhiều protein máu, đặc biệt albumin thì nên dùng plasma đậm đặc và dung dịch albumin 20% hoặc truyền các loại đạm tổng hợp: alvezin, moriamin tuần hoặc hai tuần 1 lần.

+ Điều trị cổ trướng:

Dùng thuốc lợi tiểu chống thải kali:

. Aldacton: viên 25mg cho 150 – 200mg/24 giờ trong 1 tuần. Sau hạ xuống 100 -150 mg/24 giờ. Nếu dùng nhóm thuốc này cổ trướng giảm ít thì có thể chuyển sang dùng nhóm thuốc lợi tiểu mạnh hơn nhưng mất kali như: Furocemid (Lasix): 20 – 40mg/24 giờ, cho một đợt 10 -14 ngày, khi cần cho thêm Kali 2 – 6g/ngày.

Đối với trường hợp cổ trướng dai dẳng với thuốc như trên không có kết quả thì phải chọc hút nước cổ trướng nhiều lần (thậm chí rút hết nước cổ trướng), kết hợp truyền Albumin, Dextran tĩnh mạch.

+ Điều trị xơ gan khi có vỡ giãn tĩnh mạch thực quản gây xuất huyết tiêu hoá:

Truyền nhỏ giọt tĩnh mạch Glanduitrin 20 – 40 đơn vị hoà trong Glucoza 50% 300ml.

Nội soi cầm máu bằng cách tiêm thuốc gây xơ hoá ở chỗ chảy máu (polidocanol).

2. Dự Phòng:

Xơ gan là – giai đoạn cuối của nhiều bệnh viêm và thoái hoá gan, thương tổn không hồi phục được, do đó dự phòng bệnh xơ gan là vấn đề quan trọng. Những biện pháp ngăn chặn, loại trừ các nguyên nhân xơ gan như:

– Phòng viêm gan virut B và C bằng các biện pháp vệ sinh, tiêm phòng virut B cho trẻ em và những người lớn chưa bị bệnh, vô trùng và khử khuẩn thật tốt trong tiêm chọc, châm cứu, loại bỏ nguồn máu có virut B…

– Chống thói quen nghiện rượn.

– Chế độ ăn uống đủ chất.

– Phòng nhiễm sán lá gan nhỏ: không ăn cá sống.

– Điều trị tốt các bệnh đường mật.

– Thận trọng khi dùng các thuốc có thể gây hại cho gan.

– Dự phòng phòng điều trị tốt các bệnh viêm gan cấp, mạn tính.