Bệnh Rubella còn được gọi là bệnh sởi Đức vì được các bác sĩ người Đức mô tả lần đầu tiên như một bệnh khác biệt với bệnh sởi. Bệnh do một loại virus gây nên và có khả năng lây nhiễm từ người này sang người khác.

Tùy đối tượng và độ tuổi mắc bệnh mà người bệnh có thể gặp nguy hiểm hay không. Các trường hợp bệnh rubella xảy ra ở trẻ em sau sinh hay người trưởng thành thường không quá nghiêm trọng. Nhưng nếu phụ nữ mang thai bị lây nhiễm và mắc bệnh có thể ảnh hưởng nặng nề lên thai nhi.

Nhiễm virus rubella mẹ - con hay gặp, có những vấn đề tế nhị trong việc chẩn đoán và thái độ trị liệu (chấm dứt thai kỳ hay không?)

Tương quan sự lây qua nhau thai với dị tật bẩm sinh trong 3 tháng đầu thai nghén.

Rubella bẩm sinh gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng trái lại ở người lớn mắc bệnh thì lành tính.

1. Các dữ kiện dịch tễ học

Tần số Rubella bẩm sinh trong các vụ dịch trên quần thể giảm đáng kể nhờ dự phòng.

          Năm 1998, ở thành phố của Pháp, tần số mới nhiễm Rubella hàng năm trong quá trình thai nghén là 3,7/105 trẻ sơ sinh và tần số dị dạng bẩm sinh do Rubella là 0,41/105 trẻ sơ sinh.

Số tuần mang thai

Số % dị dạng hoặc khuyết tật

0 – 8

85%

9 – 12

52%

13 – 20

16%

> 20 trở lên

0%

Bảng: Xác xuất nhiễm mẹ - con tương quan trực tiếp với thời gian mang thai

 

Trong khi một sự lây bệnh muộn không bảo vệ khỏi Rubella tiến triển bẩm sinh.

2. Thai nhi chậm phát triển

Người ta có thể gặp hai bệnh cảnh như sau

a. Hội chứng dị dạng (còn gọi là hội chứng Gregg)

Gregg mô tả năm 1941. Phát hiện vào lúc sinh, vì di chứng Rubella bẩm sinh chỉ có thể xác định chắc chắn sau nhiều năm. Thực ra, nhiều tổn thương tiến triển kéo dài.

Các khiếm khuyết về tri giác hoặc tâm thần - vận động, chỉ được phát hiện trong quá trình phát triển vận động và tâm thần của trẻ, có khi chỉ phát hiện được ở tuổi đi học.

Mắt, cơ quan thính giác, tim, hệ thần kinh trung ương là các cơ quan bị ảnh hưởng chọn lọc. Các dị dạng thường là nhiều và hay kết hợp với nhau.

- Tổn thương tổn mắt: chủ yếu đục thuỷ tinh thể hai bên. Có thể thấy mắt nhỏ, tăng nhãn áp (glaucome), đục mờ thể mi (cornéenne).

- Thương tổn thính giác: điếc, thường một bên, hiếm khi điếc hoàn toàn. Đây là một giảm thính lực, điều đáng quan tâm là điếc tăng tần số.

- Tim bẩm sinh: có thể tất cả, nhưng thường là tồn tại ống thông động – tĩnh mạch và teo hẹp động mạch phổi.

- Thương tổn thần kinh: chứng đầu nhỏ, chậm phát triển tinh thần.

- Các dị dạng bẩm sinh khác: rất hiếm, nhất là răng (hypoplasie, agénésie de certaines dents, micrognathie).

b. Rubella bẩm sinh tiến triển

Tương ứng với nhiễm virus mãn tính toàn thân. Virus tồn tại ở các cơ quan và họng, gặp ở trẻ sơ sinh, rất dễ lây (trong vòng 6 tháng). Nói chung chúng kết hợp với các dị dạng được phát hiện khi sinh. Sự tồn tại virus dẫn đến tổn thương nhiều cơ quan tiến triển mà nó có thể thoái lui hoặc tồn tại với nhiều di chứng.

Rubella tiến triển lúc sinh như cầu não kém phát triển (pondérale) và toàn bộ bất thường kết hợp với ít nhiều tính chất phức tạp: xuất huyết giảm tiểu cầu, viêm gan có gan – lách to với hoàng đảm, viêm màng não tăng lymphô có hoặc không triệu chứng thần kinh, viêm cơ tim, viêm phổi kẻ, tổn thương xương trên X – quang (các dãy trục métaphysaire mất calci và mờ). Tử vong 1/5 ca.

Về sau, người ta có thể phát hiện các bất thường về thần kinh, chậm phát triển tâm thần - vận động, qua đó có thể phát hiện viêm não do rubella tiến triển. Tiên lượng xa rubella bẩm sinh dè dặt, nhất là liên quan phát triển tâm thần - vận động của đứa trẻ trong tương lai.

3. Chẩn đoán

Thường là các bằng chứng hồi cứu và bệnh cảnh dị dạng của đứa trẻ. Trường hợp rubella sơ sinh riêng biệt, cần tiến hành các bước sau:

- Phân lập virus ở trẻ sơ sinh (họng, nước tiểu, nước não tuỷ).

- Hiện diện IgM đặc hiệu lúc sinh hoặc một chẩn đoán huyết thanh (+) trong vòng 6 tháng.

4. Phòng ngừa

         Không có điều trị đặc hiệu, chỉ có thể chấm dứt thai kỳ để tránh sinh ra đứa trẻ dị dạng hoặc nhiễm virus nặng.

Xác định huyết thanh rubella ở phụ nữ: khám tiền hôn nhân, khám thai (thai 3 tháng đầu)

a.  Phòng ngừa cho thai phụ huyết thanh (-) hoặc không biết có miễn dịch chưa

- Các phụ nữ này cần được theo dõi đặc biệt 3 tháng đầu thai nghén và nhiều vấn đề đặt ra trong 2 tình huống xác định sau:

+ Đã tiếp xúc một người nghi là rubella.

+  Nghi ngờ các triệu chứng phát ban ở một phụ nữ.

Chỉ chẩn đoán bằng huyết thanh: xuất hiện một chuyển đổi huyết thanh với IgM đặc hiệu. Cần tiến hành 2 lần xét nghiệm liên tiếp cùng thời điểm tại cùng phòng xét nghiệm với kỹ thuật tin cậy được.

- Chẩn đoán rubella thai nhi chỉ thực hiện bằng cách tìm IgM máu cuống rốn được chọc hút dưới siêu âm; nhưng phải thực hiện ở tuần 22 của thai kỳ.

- Cuối cùng cần phải:

+ Phòng lây cho các nhân viên chuyên nghiệp nhất là phụ nữ trẻ làm việc ở môi trường dễ lây nhiễm (y tế, giáo dục).

+ Hiệu lực của globulin miễn dịch còn bàn cãi.

         + Chỉ định chấm dứt thai kỳ khi xác định nhiễm virus rubella 3 tháng đầu thai nghén.

-  Các biện pháp trên sẽ không còn nữa khi chủng ngừa được tiến hành cho mọi quần thể. 

b. Chủng ngừa trong quần thể

- Chủng ngừa cá nhân

Dùng cho phụ nữ tuổi sinh đẻ, hoặc xét nghiệm kháng thể âm tính, hoặc người không có biện pháp bảo vệ đặc biệt. Cần chủng vì số người mang thai ngoài hôn nhân tăng mà không kiểm tra kháng thể trước mang thai. Do vaccine virus sống giảm độc lực, cần tránh thai một tháng trước và 2 tháng sau chủng ngừa. Cảnh giác vì chủng ngừa có thể gây quái thai, chống chỉ định phụ nữ có thai. Tuy đến nay chưa thấy trường hợp rubella bẩm sinh nào do chủng ngừa.

- Tăng cường chương trình chủng ngừa dưới dạng chủng ngừa toàn dân, với các mục đích:

+ Áp dụng rộng rãi cho trẻ em hai giới để giảm nơi chứa virus, tránh lây cho thai phụ.

+ Bảo vệ phụ nữ trẻ chưa miễn dịch (tiền hôn nhân) trước mang thai lần đầu hoặc ngay sau sinh.

- Được áp dụng cho trẻ cả 2 giới:

+ Chủng ngừa cho tất cả trẻ tuổi 12 tháng – 24 tháng, phối hợp với vaccine Sởi, Quai bị rồi chủng ngừa lại vào tuổi 3 – 6 tuổi (ROR Vax, Priorix); 

+  Chủng cho trẻ 2 – 10 tuổi chưa được chủng, có khi tuổi nhà trẻ hoặc tuổi tiểu học; 

+ Chủng cho trẻ 12 – 13 tuổi, hoặc là chủng lần đầu hoặc là chủng lại lần 2; có thể với liều nhắc lại được kết hợp với DTP, với BCG.