Bài thuốc trị viêm gan và tê thấp từ cây ráy gai
Cây ráy gai hay còn gọi là mớp gai, chóc gai, tên khoa học là Lasia SpinosaThwaiters, thuộc họ Ráy (Araceae). Là cây thảo có thân rễ và cuống lá đều có gai. Lá hình mũi tên về sau xẻ lông chim, có khi đa dạng; cuống lá có bẹ. Cụm hoa không phân nhánh, có mo dài bao lại, phần gốc mở ra còn phần trên khép kín. Trục hoa hình trụ, ngắn hơn mo nhiều. Hoa nhiều, tất cả đều lưỡng tính. Bao hoa gồm 4-6 mảnh, bộ nhị gồm 4-6 nhị có chỉ nhị ngắn, bầu 1 ô có chứa 1 noãn treo. Quả mọng hình trứng vuông, có gai ngắn rậm ở đỉnh; hạt dẹp.
Lá ráy gai non có thể dùng làm rau ăn, còn thân rễ được dùng làm thuốc.Thân rễ thường thu hái vào các mùa hè, thu, đông, chỉ cần rửa sạch, phơikhô hay thái lát mỏng rồi phơi khô, có khi ngâm với nước gừng, nước phèn trước khi phơi hay sấy khô.
Theo Y học cổ truyền, ráy gai có vị cay, tính ấm, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, trừ đờm, bình suyễn. Dùng trị các chứng bệnh viêm gan vàng da, tê buốt bàn chân, đau lưng, mỏi gối…
Trong nhân dân, thường dùng ráy gai để trị một số chứng bệnh sau:
Viêm gan vàng da hoặc suy gan: ráy gai 12 - 16g sắc uống trước bữa ăn 1 tiếng rưỡi, ngày 2-3 lần uống.Để tăng hiệu quả, có thể phối hợp với diệp hạ châu, nhân trần, mã đề,mỗi vị 12g. Uống liền 3 - 4 tuần tới khi các triệu chứng thuyên giảmhoặc ráy gai phối hợp với nghệ vàng, mỗi vị 12g, sắc uống, ngày 1 thang, trước bữa ăn. Uống liền 3 - 4 tuần lễ.
Trị cơ thể suy nhược sau sốt rét hoặc các di chứng sau sốt rét: ráy gai ngày 12g sắc uống hoặc ráy gai, đảng sâm, hoàng kỳ, bạch truật, cam thảo mỗi vị 12g, sắc uống.
Trị tê thấp, bàn chân tê buốt: ráy gai, kê huyết đằng, cẩu tích, tỳ giải, ngưu tất, mỗi vị 12g, sắcuống ngày 1 thang, chia 3 lần trước bữa ăn. Uống liền 3 - 4 tuần lễ đếnkhi các triệu chứng thuyên giảm. Để tăng hiệu quả, nhất là trường hợphai bàn chân tê buốt, có thể sau mỗi lần sắc thuốc, thêm một củ gừngtươi khoảng 20g, rửa sạch, giã dập cho vào bã của lần sắc cuối cùng,thêm ngập nước, đun sôi 30 phút. Gạn lấy nước này, để vừa ấm, ngâm ngập 2bàn chân khoảng 30 phút rồi lau khô.
Trị đau lưng, đau gối, đau xương khớp: ráy gai, ngũ gia bì, ngưu tất, cẩu tích, cốt toái bổ, bạch thược, đỗ trọng, trần bì, mỗi vị 20g, ngâm rượu uống.
Trị viêm tinh hoàn: ráy gai 12g, lệ chi hạch (hạt vải): gọt bỏ vỏ đỏ, cắt bỏ rốn hạt, tháimỏng 3 - 5mm, sao vàng; lá trâu cổ (lá vẩy ốc) sao vàng, mỗi vị 10g. Sắcuống ngày 1 thang, chia 2 lần trước bữa ăn. Uống nhiều thang cho tớikhi các triệu chứng thuyên giảm.
Trị ho do phế nhiệt, nước tiểu vàng, đậm màu: phối hợp ráy gai với bạc hà, mạch môn, huyền sâm, râu ngô, mỗi vị 10 -12g sắc uống, ngày 1 thang. Uống liền 1 - 2 tuần đến khi hết các triệuchứng.
Lưu ý: tránh nhầm lẫn ráy gai với một số cây mang tên ráy hoặc các cây kháccùng họ ráy như ráy leo hay còn gọi là ráy leo lá rách, lân tơ uyn[Rapphidophora decursiva (Roxb.) Schott], họ ráy (araceae) hoặc cây ráydại hay còn gọi là dã vu [Alocacia macrorrhiza (L.) Schott], họ ráy(araceae) hoặc cây củ chóc, còn gọi là bán hạ nam [Typhonium trilobatum(L.) Schott], họ ráy (araceae). Ngoài ra, cũng cần tránh nhầm với vịthuốc thổ phục linh vì ráy gai cũng có thể chất, hình dáng và màu nâunhạt tương tự vị thổ phục linh.
GS.TS. Phạm Xuân Sinh